Cây Bồ Đề – Đặc điểm, ý nghĩa, cách nhận biết và chăm sóc

Cây Bồ Đề
5/5 - (12 bình chọn)

Bồ Đề là một loại cây cảnh sân vườn được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây không chỉ đem tới giá trị thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa linh thiêng về phong thủy. Vậy Cây Bồ Đề là loại cây gì? Cách trồng và chăm sóc Bồ Đề ra sao? Cùng tìm hiểu thật kỹ thông tin về loài cây này trong bài viết dưới đây nhé!

Cây Bồ ĐềCây Bồ Đề là cây gì?

Bồ đề có danh pháp khoa học là Ficus religiosa; cây thuộc chi Đa đề (Ficus). Cây có tên gọi khác là: cây đề, cây giác ngộ. Nguồn gốc của cây là từ Ấn Độ, tây nam Trung Quốc hay Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.

Đặc điểm nhận biết Cây Bồ Đề

  • Bồ đề là cây thân gỗ lớn, có thể đạt kích thước lớn với chiều cao hơn 30m và thân có đường kính 3m.
  • Thân cây có lớp vỏ ngoài xù xì, màu nâu hoặc nâu xám và lớp gỗ bên trong cứng cáp.
    Bồ Đề phân cành phân nhánh nhiều, từ thân chính mọc ra nhiều rễ phụ dài cắm xuống đất, cây có tán lá rất rộng và rậm rạp.
  • Lá bồ đề kiểu lá đơn, mọc cách nhau. Dạng lá hình trái tim, đầu lá nhọn và dài. Lá khi non màu nhạt hơi đỏ và chuyển sang xanh đậm hơn khi già. Độ dài cuống tầm 6 – 10cm, chiều rộng 4,5cm và chiều dài tính từ phần đầu lá tới cuống khoảng 2- 5cm.
  • Hoa bắt đầu nở cuối tháng 1 và kéo dài tới đầu tháng 5. Hoa đơn tính, mọc thành cụm trên thân và hoa có kích thước khá nhỏ. Hoa màu đỏ rất bắt mắt và dạng hình bầu dục hoặc elip.
  • Quả mọc thành từng chùm dính sát vào thân giống với hoa. Khi non, quả màu xanh lục và chuyển sang màu tím khi chín. Trái hình cầu với kích thước khá nhỏ, đường kính chừng 1,5 – 2cm. Tầm tháng 5 tháng 6 hoa tàn chính là lúc mà mùa quả bắt đầu.

Vị trí đặt Cây Bồ Đề đẹp và hợp phong thủy

Cây ưa sáng, cần lựa chọn khu vực sân vườn thoáng mát, nhiều ánh sáng, mà ít bóng râm giúp cây phát triển tốt. Nếu trồng trong nhà thì nên đặt cây nơi có ánh sáng chiếu vào gần cửa ra vào, cửa sổ.

Cây Bồ Đề

Cây Bồ Đề – Lợi ích và Ý nghĩa phong thủy

Lợi ích khi trồng Cây Bồ Đề

Bồ Đề là cây cảnh trang trí tạo cảnh quan, tạo bóng mát cho đường phố, công viên, quán cà phê, nhà hàng,…Nhờ tán lá rộng, cây cho bóng mát, tạo không gian dễ chịu, mát mẻ nhất là những ngày hè oi nóng.

Không những thế, cây trồng trong chậu được uốn cành, tạo thế cây bonsai trang trí tiểu cảnh sân vườn trong nhà, trước hiên nhà, khuôn viên công ty, hay các nhà hàng, quán nước,…

Cây còn góp phần giúp bảo vệ môi trường nhờ việc điều hòa, thanh lọc không khí và giảm tiếng ồn hiệu quả.
Với cây lớn, nhờ thớ gỗ mịn đều, ít bị cong vênh, bền đẹp nên được trồng khai thác lấy gỗ sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất và đồ gia dụng,…

Ngoài ra, nhựa của bồ đề có hương thơm dịu nhẹ, khác biệt nên được sử dụng khá nhiều trong ngành công nghiệp nước hoa và được chiết xuất tính dầu thơm.

Đây còn là một loại dược liệu quý, chữa trị được rất nhiều bệnh khác nhau.

Ý nghĩa phong thủy

Không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo, mà Bồ Đề còn có những ý nghĩa phong thủy tốt lành. Cây tượng trưng cho sự cảnh tỉnh, mang cách sống ngay thẳng và thánh thiện. Bồ Đề có ý nghĩa hướng về những điều tốt đẹp. Cây xua đuổi tà ma, mang điều may mắn, bình an cho gia chủ
Trồng Bồ Đề giúp con người ta hướng thiện, tham gia tích công đức, ban phước lành cho đời này và đời sau.

Cây Bồ Đề hợp mệnh gì?

Cây gần như hợp đối với tất cả cung mệnh. Cây hỗ trợ người trồng luôn được che chở, cuộc sống may mắn, và thuận lợi

Cây Bồ Đề hợp tuổi gì?

Cây không khắc tuổi nào, có thể nói là tất cả các tuổi đều có thể trồng Bồ Đề với lời cầu mong một cuộc sống bình yên, hạnh phúc

Cách trồng và chăm sóc Cây Bồ Đề

1. Ánh sáng

Cây ưa sáng nên nhu cầu ánh sáng rất quan trọng. Nên nạn cần đảm bảo độ sáng ở nơi trồng cây bằng phương pháp dọn sạch cỏ dưới gốc và phát quang cành lá cao xung quanh.

2. Nhiệt độ

Bồ đề chịu lạnh tốt nhưng chịu nhiệt cao lại khá hạn chế. Nhiệt độ thích hợp nhất là tầm 15 – 36 độ C.

3. Nước tưới

Thường xuyên tưới nước giai đoạn mới trồng, giữ đất luôn ẩm khi cây còn. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều khiến cây không thoát nước kịp, bị ngập úng, thối rễ và sẽ chết dần. Nên đều đặn tưới 2 ngày/lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Tránh tưới cây vào buổi trưa đặc biệt là lúc nhiệt độ cao để tránh cây bị sốc nhiệt và chết xanh.

Khi cây trưởng thành, bạn hạn chế lại lượt tưới, thậm chí chỉ cần mưa tự nhiên hàng năm cũng đủ. Nhưng điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn dài ngày thì bạn cần kịp thời bổ sung nước tránh cây bị khô hạn, héo úa.

4. Bón phân

Nên bón phân định kỳ tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Trong khoảng 3 – 5 tháng đầu, thì nên bón định kỳ phân xanh. Đến khoảng 6 tháng – 1 năm thì dùng phân bón NPK giúp cây phát triển tốt hơn.

5. Vệ sinh và cắt tỉa cành lá

Thường xuyên dọn dẹp, diệt sạch cỏ dại quanh gốc cây để tránh bị ăn hết dinh dưỡng của đất. Đồng thời cắt tỉa những lá bị sâu hại, khô héo giúp cây phát triển nhanh hơn, dáng đẹp hơn.

6. Phòng chữa sâu bệnh hại

Bồ Đề thường ít sâu bệnh hại. Một số sâu hại là sâu ăn lá, sâu đục thân, phấn trắng, nhện đỏ,… Để phòng sâu hại này, cần chăm sóc cây như trên.

Nếu tình trạng nghiêm trọng, có thể sử dụng các thuốc trừ sâu như regent, phun Anvil, Score, Topsin M,…
Ngoài ra, cây bị bệnh vàng lá, cần chú ý kiểm tra lượng nước, nhiệt độ, ánh sáng hay chế độ dinh dưỡng đã phù hợp chưa.

Cây Bồ ĐềMua Cây Bồ Đề ở đâu đẹp và rẻ nhất

Dưới đây là những chợ, vườn cây cảnh lâu đời, nổi tiếng nhất Việt Nam – nơi bạn có thể tìm mua được những Cây Bồ Đề đẹp nhất

  • Làng nghề cây cảnh vị khê, Điền Xá, Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phụng Công tỉnh Hưng Yên

  • Làng nghề cây cảnh Hải Lý tỉnh Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phù Liễn (Hồng Phong – Nam Sách – Hải Dương)

  • Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây (Hòa Điền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)

  • Một số địa điểm mua cây cảnh uy tín tại Hà Nội

Mini Green shop (Tây Sơn, Ngã Tư Sở), Cổ phần Sinh vật cảnh Viên Lâm (Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội), Công ty TNHH Sinh vật cảnh Vườn Xanh (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm), Công ty TNHH Đầu tư và Dịch Vụ Đức Thắng (Phố Trần Quang Diệu, Đống Đa), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và môi trường ViNaTrees (Yên Hòa, Cầu Giấy), Công ty cây xanh Đức Lộc (KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy),…

  • Những địa chỉ bán cây cảnh uy tín nhất TP.HCM

Vườn Cây Mini (479/38 Phan Văn Trị, P5 Gò Vấp), Flowerstore, Sài Gòn hoa (74/2/1D, Đường 36, Tổ 4, Khu phố 8, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức), Shop Cây Xanh Ngọc Lan (76 Đường 7, Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức), Công ty TNHH TMDV cây cảnh Nhà Xanh (672/12 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12), Công ty CP Cảnh Quan Xanh (118 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1), Công ty cổ phần Lộc Xanh (50 Linh Đông, phường Linh Đông,Q Thủ Đức), Cửa hàng cây cảnh Minh Tân (Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi)

Giá của Cây Bồ Đề

Giá tiền một chậu Bồ Đề dao động khác nhau phụ thuộc vào kích thước, độ tuổi hay dáng cây. Về giá hạt giống, dao động ở mức 20.000 – 25.000 VNĐ. Với bồ đề thông thường, kích thước nhỏ, dáng không xuất sắc giá sẽ từ 200.000 VNĐ/cây trở lên.

Tuy nhiên, cây dáng vô cùng đẹp và quý hiếm, giá sẽ khá cao, có thể là vài triệu đồng, vài trăm triệu đồng hay thậm chí lên đến vài tỷ đồng tùy thuộc theo mức độ.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!