Cây Kim Ngân – Đặc điểm, ý nghĩa, cách nhận biết và chăm sóc

cây kim ngân
5/5 - (7 bình chọn)

Thuộc top loại cây trang trí phòng khách, trồng sân vườn và văn phòng mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp thì không thể không nhắc tới Cây Kim Ngân. Cây không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn mang nhiều ý nghĩa khác. Vậy để tìm hiểu đây là loại cây cảnh gì, kỹ thuật trồng, chăm sóc ra sao, mời bạn đọc theo dõi chia sẻ dưới đây nhé.

cây kim ngân

Cây Kim Ngân là cây gì?

Cây Kim Ngân có tên khoa học là Lonicera periclymenum.
Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ, vùng Trung, Nam Mỹ, Mexico. Hiện nay, cây kim ngân đã được nhân rộng ra toàn thế giới, và trong đó có Việt Nam.
Cây Kim Ngân còn có tên gọi khác là cây thắt bím. Bởi vì đây là loại cây thân dẻo thường trồng nhiều cây con cùng một gốc, sau đó đan bện giống như bím tóc.

Đặc điểm nhận biết Cây Kim Ngân

  • Cây có thể phát triển lên đến 15m trong tự nhiên.
  • Gốc cây khá to, dáng hình trụ vững trãi. Đối với cây có số lượng từ 3 gốc trở lên sẽ đan lại với nhau như bím tóc.
  • Lá là loại lá kép chân chim, giống như kiểu lá cây ngũ gia bì nhưng chỉ có 5 lá nhỏ, tượng trưng cho ngũ hành. Lá cây Kim Ngân xanh quanh năm thể hiện sức sống tràn đầy.
  • Cây ít khi ra hoa, mùa hoa từ tầm tháng 4 đến tháng 11. Hoa thường nở về đêm, có hương thơm thoang thoảng, cánh hoa lớn màu kem nhạt. Đài hoa thì màu nâu nhạt hình bầu dục có 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm.
  • Cây có quả hạch, mọc thành quả với hình bầu dục, đường kính tầm 10cm, màu xanh lục. Khi chín sẽ chuyển sang nấu, bên trong có 5 ngăn từ 10-20 hạt.

Vị trí đặt Cây Kim Ngân đẹp và hợp phong thủy

Cây Kim Ngân được biết đến là một cây phong thủy. Vậy thì đặt cây vị trí nào thì phù hợp?

Đặt trên bàn làm việc

cây kim ngân

Bạn có thể đặt cây trên bàn làm việc sẽ giúp mọi công việc được thuận lợi hơn, có cơ hội thăng tiến, thế cây hài hòa với những đồ vật trên bàn. Bạn nên đặt chậu cây Kim ngân hướng Đông Nam. Góc này vừa tốt cho cây cối phát triển vừa phát huy ý nghĩa phong thủy. Tránh các vị trí không có nhiều ánh sáng bởi vì dễ gây chết cây.
Ngoài để bàn làm việc, bạn có thể đặt cây ở phòng khách, hành lang đi lại; ở vị trí gần các cửa ra vào, hay cửa kính. Đây là những nơi đủ ánh sáng giúp cây phát triển.

Đặt trước cửa hàng, quầy thu ngân

Đặt cây Kim Ngân tại bàn thu ngân sẽ hút thêm tài lộc, hỗ trợ cho công việc kinh doanh, giúp bạn luôn “buôn may bán đắt”.

Cây Kim Ngân – Lợi ích và Ý nghĩa phong thủy

Lợi ích khi trồng cây kim ngân

Cây Kim Ngân được sử dụng để trang trí, giống như cây lưỡi hổ. Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu tại NASA, loài cây này lọc không khí rất tốt, góp phần tạo ra không gian xanh mát, thư giãn.

Cây còn chuyển hóa các chất thải gây hiệu ứng nhà kính, khí thải gây hại cho cơ thể con người như là formaldehyde, amoniac..Thêm vào đó, cây kim ngân có khả năng xua đuổi muỗi khá tốt.

Ý nghĩa phong thủy

Cây kim ngân hợp mệnh gì? là câu hỏi của rất nhiều người.
Lá kim ngân được xòe ra 5 nhánh, mang biểu tượng kim, mộc, thủy, hỏa, thổ – sự cân bằng trong sự sống. Vì vậy cây trong phong thủy hầu như không tương khắc với các mệnh. Đó cũng là lý do vì sao cây kim ngân lại được mọi người ưa chuộng đến vậy. Cụ thể với các đặc điểm cấu tạo từ thân cho tới lá đều mang đến sự hài hòa cho các mệnh trong ngũ hành.

  • Thân màu nâu, với kích thước lớn chiếm tới gần 50% diện tích của cả cây, nên rất hợp với mệnh thổ và mệnh kim (vì thổ sinh kim).
  • Với tán lá rộng, có màu xanh tươi tượng trưng cho mệnh mộc. Cây sẽ hợp với ai mang mệnh mộc, mệnh hỏa (mộc sinh hỏa)
  • Hai mệnh còn lại là mệnh hỏa và mệnh thủy đều có tương sinh nhất định với đặc điểm của cây. Bởi vì hỏa sinh thổ, thủy sinh mộc.

* Ngoài ra, số lượng cây kim ngân trong một chậu cũng mang những ý nghĩa khác nhau:

  • Thế “trụ thiên”: trong chậu trồng duy nhất một cây (tiêu chuẩn về thân to, béo mập). Đó là thế đứng vững vàng, kiên định trước sóng gió.
  • Thế “phúc – lộc – thọ”: trong chậu trồng 3 cây và thường được tết lại mang ý nghĩa sự bền chặt giữa cả 3 yếu tố phúc, lộc, thọ.
  • Thế “Phúc – lộc – thọ – an – khang”: Mỗi chậu kim ngân được trồng 5 cây.
    Cách trồng và chăm sóc Cây Kim Ngân
  • Cây Kim ngân có khả năng thích nghi ở mọi thời tiết nóng – lạnh, môi trường ở trong nhà hoặc ngoài sân; thậm chỉ trong cả phòng lạnh

Cách trồng và chăm sóc Cây Kim Ngân

Cây Kim ngân có khả năng thích nghi ở mọi thời tiết nóng – lạnh, môi trường ở trong nhà hoặc ngoài sân; thậm chỉ trong cả phòng lạnh.

cây kim ngân

Về yếu tố tự nhiên

1. Đất trồng

Bạn phải sử dụng chậu có lỗ thoát nước. Đất sũng nước là một lý do phổ biến khiến cây chết. Trồng cây trong chậu nhỏ sẽ giúp cây không phát triển quá mức. Chất nền đất giàu dinh dưỡng. Nếu bạn muốn đất tơi xốp thì có thể trộn đều với xơ dừa, mùn trấu hoặc mùn cưa ủ lâu ngày. Một ít cát hoặc sỏi để giúp thoát nước tốt hơn.

Bạn cũng có thể trồng cây kim ngân trong môi trường thủy canh, nhưng thay nước trung bình 1 lần/tuần cho cây tươi tốt bạn nhé.

2. Tưới nước

Loại cây này ưa ẩm, nhưng không nên tưới sũng nước vì sẽ làm thối rễ. Nếu cây đặt trong nhà thì chỉ cần tưới 1 lần/tuần dạng phun sương; còn ngoài trời thì 2 tuần một lần, với lượng nước vừa đủ để làm ấm đất trong chậu. Ngoài ra, bạn có thể tắm cho cây thường xuyên, giúp loại bỏ bụi bám trên lá.

Vào mùa đông, cây phát triển chậm lại, cần giảm lượng nước cung cấp. Phần thân dày ở phía dưới của cây là có thể trữ nước cho những ngày khô hạn, vì thế không cần lo lắng cây sẽ bị khô.

3. Nhiệt độ

Cây sống trong nhiệt độ từ 4°C – 40°C. Nhưng cây phát triển tốt ở nhiệt độ mức 15°C – 25°C khi trồng cây trong nhà.

4. Ánh sáng

Cây Kim ngân chịu được ánh nắng trực tiếp nhưng nếu quá nhiều sẽ làm cháy lá. Tốt nhất nên đặt trong bóng râm hoặc tránh ánh nắng trực tiếp. Cây phát triển được dưới ánh sáng huỳnh quang, đây là một lựa chọn phổ biến cho cây cảnh văn phòng.

Nếu cây trong phòng kín, máy lạnh nên cho cây tắm nắng 1 – 2 ngày/tuần; mỗi lần khoảng 1-2 tiếng buổi sáng. Nhờ thế lá hồi phục diệp lục và tránh sâu bệnh.

5. Độ ẩm

Cây kim ngân ưa ẩm. Nếu không khí khô, đặc biệt là mùa đông, bạn có thể tăng độ ẩm bằng cách đặt một ít sỏi và nước vào đĩa, rồi đặt chậu cây lên trên hoặc dùng bình xịt phun sương lên lá.

Yếu tố con người

cây kim ngân1. Phân bón

Bổ sung dinh dưỡng cho các cây bằng việc sử dụng phân NPK 20-20-15 tưới lên gốc cây. Bạn hòa 10g phân bón vào 1 lít nước, khuấy đều rồi tưới vào gốc 1 lần/tháng. Giảm lượng phân bón vào mùa đông.

Không nên bón quá nhiều vì có thể gây hại cho cây hoặc khiến cho cây phát triển chiều cao mà không phát triển đầy đủ tán.

2. Cắt tỉa

Để giữ cho cây luôn tươi mới, cắt tỉa là cần thiết với cây trồng trong nhà. Cắt ngắn các chồi và cắt ngay dưới nách lá. Thời điểm tốt nhất để cắt cây là vào mùa xuân.

3. Nhân giống

Cây kim ngân được nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách giâm cành. Giâm cành là kỹ thuật phổ biến để nhân giống cây, đặc biệt là vào mùa hè.

Cách làm như sau: Cắt đoạn thân dài từ 10-15 cm và ngay lập tức cho vào nước hoặc đất. Nếu đặt trong nước, chờ đến khi rễ phát triển dài ít nhất là 2 cm. Đặt ở nơi ấm áp và có nắng. Chuẩn bị chậu và đặt hạt đều vào trong đất. Phủ đất tầm 1 cm lên hạt, tưới nước và đặt ở nơi sáng sủa và ấm áp. Hãy tưới nước đều cho toàn bộ quá trình nảy mầm.
Nhân giống bằng hạt đơn giản hơn giảm cành. Hãy bắt đầu bằng cách ngâm hạt trong nước khoảng 24 giờ.

Mua Cây Kim Ngân ở đâu đẹp và rẻ nhất

Dưới đây là những chợ, vườn cây cảnh lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam – nơi bạn có thể tham khảo và tìm mua được những Cây Kim Ngân đẹp nhất

  • Làng nghề cây cảnh vị khê, Điền Xá, Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phụng Công tỉnh Hưng Yên

  • Làng nghề cây cảnh Hải Lý tỉnh Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phù Liễn (Hồng Phong – Nam Sách – Hải Dương)

  • Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây (Hòa Điền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)

  • Một số địa điểm mua cây cảnh uy tín tại Hà Nội:

Công ty TNHH Đầu tư và Dịch Vụ Đức Thắng (Phố Trần Quang Diệu, Đống Đa), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và môi trường ViNaTrees (Yên Hòa, Cầu Giấy), Mini Green shop (Tây Sơn, Ngã Tư Sở), Công ty TNHH Sinh vật cảnh Vườn Xanh (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm), Công ty cây xanh Đức Lộc (KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy), Cổ phần Sinh vật cảnh Viên Lâm (Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội)

  • Những địa chỉ bán cây cảnh uy tín nhất TP.HCM:

Vườn Cây Mini (479/38 Phan Văn Trị, P5 Gò Vấp), Flowerstore, Sài Gòn hoa (74/2/1D, Đường 36, Tổ 4, Khu phố 8, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức), Công ty cổ phần Lộc Xanh (50 Linh Đông, phường Linh Đông,Q Thủ Đức), Công ty TNHH TMDV cây cảnh Nhà Xanh (672/12 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12), Shop Cây Xanh Ngọc Lan (76 Đường 7, Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức), Công ty CP Cảnh Quan Xanh (118 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1), Cửa hàng cây cảnh Minh Tân (Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi)

Giá của Cây Kim Ngân

Cây Kim Ngân là món quà được mọi người ưa chuộng. Mức giá của cây Kim Ngân hiện tại là vấn đề được rất nhiều người mua quan tâm. Dưới đây là một số tham khảo dành cho bạn:
Giá cây kim ngân nhỏ chậu nhựa vào khoảng 45.000 – 70.000 đ, còn chậu sứ vào khoảng 70.000 – 200.000 đ. Cây cỡ lớn thường vào khoảng 250.000 đ – 2.000.000đ.

  • Kim Ngân Tim (Kim Ngân nơ): Có giá từ 165.000đ đến 220.000đ tùy kích thước chậu.
  • Kim Ngân Bím (cây thắt bím): Giá từ 120.000đ – 320.000đ tùy kích thước của cây và chậu.
  • Kim Ngân 3 gốc: cây chậu sứ giá giao động từ 110.000đ đến 130.000đ tùy chất liệu, kiểu dáng và kích thước chậu.
  • Kim Ngân củ: có giá từ 180.000đ trở lên tùy theo độ to của củ.
  • Kim Ngân thủy sinh: có giá từ 130.000đ.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!