Cây Vạn Lộc – Đặc điểm, ý nghĩa, cách nhận biết và chăm sóc

Cây Vạn Lộc
Hãy đánh giá!

Nếu bạn muốn chọn một loại cây phong thủy thì Vạn Lộc là một gợi ý không tồi chút nào. Ngoài có ý nghĩa về phong thủy, Cây Vạn Lộc còn là một trong những cây cảnh văn phòng trang nhã, thanh lọc khí, giảm căng thẳng,… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!

Cây Vạn Lộc

Cây Vạn Lộc là cây gì?

Vạn Lộc có tên gọi khác là Thiên phú. Tên khoa học của cây là Aglaonema rotundum pink; thuộc họ Ráy. Xuất xứ của cây từ Thái Lan, Indonesia; sau đó được nhân giống và trồng tại nhiều quốc gia châu Á.

Đặc điểm nhận biết Cây Vạn Lộc

  • Đây là giống cây thân thảo, mọc theo bụi, không phân cành và nhánh. Có 2 loại là loại Vạn Lộc lá đỏ và Vạn Lộc lá xanh.
  • Cây có kích thước khá nhỏ, chỉ cao tầm 60cm. Tuy nhiên, mọc ngoài tự nhiên thì có thể cao hơn
  • Lá mọc từ gốc, có màu hồng nhạt và sẽ đậm dần theo thời gian, viền xung quanh thì màu xanh.
  • Lá dày, gân nổi rõ, đỉnh lá nhọn, mép lá nguyên lượn sóng. Lá đan xen xếp từng tầng ở quanh thân tạo cảm giác cân đối, thu hút người nhìn
  • Hoa Vạn lộc mang màu trắng, pha trộn sắc xanh đỏ mang lại vẻ đẹp cuốn hút.

Vị trí đặt Vạn Lộc đẹp và hợp phong thủy

Vạn Lộc thường hay đặt dưới những tán cây lớn, hoặc nơi có ánh nắng gián tiếp (bóng râm). Bạn có thể đặt cây vạn lộc ở góc tụ tài – góc chéo đối diện với cửa ra vào. Cây đặt tại đây sẽ mang ý nghĩa tài lộc, sung túc, giàu sang.

Bạn có thể đặt cây vạn lộc theo hướng ứng với mệnh của gia chủ
Vạn lộc đỏ hợp với người mệnh hỏa và mệnh thổ; còn vạn lộc xanh thì hợp với người mệnh thủy và mệnh kim.

Nếu bạn thuộc mệnh hỏa thì đặt cây ở hướng Nam; thuộc mệnh thổ thì đặt cây hướng đông bắc, tây nam. Nếu thuộc mệnh kim thì đặt cây ở hướng tây hoặc tây nam. Còn mệnh thủy thì nên đặt cây ở hướng bắc. Còn với mệnh mộc thì không nên chọn vạn lộc làm cây phong thủy vì cơ bản là cây không hợp với người mệnh mộc.

Cây Vạn Lộc

Cây Vạn Lộc – Lợi ích và Ý nghĩa phong thủy

Lợi ích khi trồng Cây Vạn Lộc

Công dụng đầu tiên khi nhắc đến Vạn lộc là làm cảnh. Với màu rực rỡ, kiểu dáng nhỏ gọn, dễ chăm sóc, nên Vạn lộc được trồng và trưng bày ở nhiều không gian như: làm cảnh trong nhà, văn phòng, quán ăn, cà phê; được đặt trên bàn học, bàn làm việc, bàn tiếp khách, sân thượng, hành lang, tiền sảnh…

Hơn nữa, màu sắc tươi sáng của Vạn lộc có thể giúp bạn bớt căng thẳng, giúp quá trình học tập, hay làm việc thuận lợi hơn.
Cây có khả năng thanh lọc không khí, và ngăn ngừa bụi bẩn, có ích cho sức khỏe gia chủ.

Ý nghĩa phong thủy của Cây Vạn Lộc

Với sắc đỏ hồng chủ đạo, cây thường đi liền với ý nghĩa may mắn, tài lộc. Gia chủ trồng Vạn lộc mong muốn mang nhiều thuận lợi trong cuộc sống, và công việc. Vạn lộc nở hoa như báo hiệu cho những tin vui sắp đến.

Cây Vạn lộc hợp mệnh gì?

Vạn lộc gần như phù hợp với tất cả các mệnh; tuy nhiên với màu đỏ nổi bật, cây phù hợp nhất với người mệnh Hỏa. Người mệnh hỏa trồng cây với mong muốn gặp nhiều may mắn, tài lộc dồi dào.
Người mệnh hỏa vốn năng động, ưa mạo hiểm lại kết hợp với vạn lộc sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Tuy vậy nếu bốc đồng quá dễ gặp nguy hiểm nên chọn những chậu màu lạnh như: xanh, trắng giúp làm dịu bớt và khiến số mệnh ổn định hơn.

Bên cạnh đó người mệnh thổ cũng là một mệnh khá hợp với cây. Mệnh thổ vững trãi, bền bỉ nên có thể đón tài lộc vào nhà mà không lo sợ những nguy hiểm như mệnh hỏa. Bạn mang mệnh thủy nên trồng cây thủy sinh để mang tới lợi ích cao nhất.

Cây Vạn lộc hợp tuổi gì?

Để phát huy tính phong thủy thì người có tuổi thuộc mệnh Hỏa hoặc tuổi thuộc vào mệnh Thổ sẽ trồng loại cây này. Ví dụ như những tuổi mệnh Hỏa như: Giáp Tuất (1934, 1994), Đinh Dậu (1957, 2017), Bính Dần (1986, 1926), Ất Hợi (1935, 1995), Giáp Thìn (1964, 2024), Đinh Mão (1987, 1927), Mậu Tý (1948, 2008), Ất Tỵ (1965, 2025), Kỷ Sửu (1949, 2009), Mậu Ngọ (1978, 2038), Bính Thân (1956, 2016), Kỷ Mùi (1979, 2039)

Còn với người mệnh Thổ sẽ thuộc các tuổi như: Mậu Dần (1938, 1998), Tân Sửu (1961,2021), Canh Ngọ (1990, 1930), Kỷ Mão (1939, 1999), Mậu Thân (1968, 2028), Tân Mùi (1991, 1931), Bính Tuất (1946, 2006), Kỷ Dậu (1969, 2029), Đinh Hợi (1947, 2007), Bính Thìn (1976, 2036), Canh Tý (1960, 2020), Đinh Tỵ (1977, 2037)

Cây Vạn Lộc

Cách trồng và chăm sóc Cây Vạn Lộc

Cách trồng cây

Trồng trên đất Cây Vạn Lộc

Nên lựa chọn đất giàu dinh dưỡng và tơi xốp, đảm bảo thoáng khí. Bạn có thể thêm vào đất than bùn, mùn, trấu, cát để đảm bảo môi trường đất phát triển tốt cho cây.

Nếu bạn trồng cây trong chậu, không chọn loại chậu quá nhỏ vì khiến rễ cây hạn chế, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Nên chọn chậu với độ cao ít nhất là gấp đôi chiều dài của rễ; còn độ rộng gần bằng tán cây, đảm bảo cây sẽ có không gian tăng trưởng.

Trồng thủy sinh Cây Vạn Lộc

Đầu tiên, cần rửa sạch đất bám quanh rễ sau khi lấy cây khỏi đất. Cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương rễ. Sau đó thì rửa sạch thân và lá cây, đồng thời cắt tỉa các cành lá bị hỏng, hay héo.
Trước khi cho vào chậu thủy tinh, không để cho cây quá ráo nước tránh việc bị hỏng cây.
Bạn nên thay nước định kỳ mỗi tuần một lần, nhất là khi nước bị chuyển màu. Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng việc thêm dung dịch dinh dưỡng.

Cách chăm sóc cây

1. Ánh sáng

Vạn lộc là ưa râm mát, vì vậy không nên để cây trực tiếp dưới nắng mặt trời. Cây quen ánh sáng yếu nên nếu phơi nắng trực tiếp, cây bị héo và chết. Bạn đặt cây ở vị trí gần cửa sổ không có ánh sáng quá mạnh sẽ giúp cây quang hợp tốt.

2. Đất trồng

Trồng cây trên đất, đất nên có độ tơi xốp cao đảm bảo thoáng khí và ngấm nước tốt. Và vì đây là cây thân thảo hút nước mạnh; nên tưới nước thường xuyên là không thể thiếu.

3. Trừ sâu, bệnh

Vạn lộc là loài thân thảo nên có thể mắc một số bệnh như: vi khuẩn, nấm như thối lá, phấn trắng và sâu hại. Bạn nên chú ý thường xuyên bắt sâu, và loại bỏ lá bị bệnh trước khi chúng lây bệnh cho cả cây.

Mua Cây Vạn Lộc ở đâu đẹp và rẻ nhất

Dưới đây là những chợ, vườn cây cảnh lâu đời, nổi tiếng nhất Việt Nam – nơi bạn có thể tìm mua được những Cây Vạn Lộc đẹp nhất

  • Làng nghề cây cảnh vị khê, Điền Xá, Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phụng Công tỉnh Hưng Yên

  • Làng nghề cây cảnh Hải Lý tỉnh Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phù Liễn (Hồng Phong – Nam Sách – Hải Dương)

  • Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây (Hòa Điền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)

  • Một số địa điểm mua cây cảnh uy tín tại Hà Nội

Mini Green shop (Tây Sơn, Ngã Tư Sở), Cổ phần Sinh vật cảnh Viên Lâm (Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội), Công ty TNHH Sinh vật cảnh Vườn Xanh (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm), Công ty TNHH Đầu tư và Dịch Vụ Đức Thắng (Phố Trần Quang Diệu, Đống Đa), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và môi trường ViNaTrees (Yên Hòa, Cầu Giấy), Công ty cây xanh Đức Lộc (KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy),…

  • Những địa chỉ bán cây cảnh uy tín nhất TP.HCM

Vườn Cây Mini (479/38 Phan Văn Trị, P5 Gò Vấp), Flowerstore, Sài Gòn hoa (74/2/1D, Đường 36, Tổ 4, Khu phố 8, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức), Shop Cây Xanh Ngọc Lan (76 Đường 7, Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức), Công ty TNHH TMDV cây cảnh Nhà Xanh (672/12 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12), Công ty CP Cảnh Quan Xanh (118 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1), Công ty cổ phần Lộc Xanh (50 Linh Đông, phường Linh Đông,Q Thủ Đức), Cửa hàng cây cảnh Minh Tân (Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi)

Giá của Cây Vạn Lộc

Giá tiền một chậu Vạn Lộc dao động 100.000 đồng đến 300.000 đồng tùy với từng loại cây.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!