Cây Vạn Tuế – Đặc điểm, ý nghĩa, cách nhận biết và chăm sóc

Cây Vạn Tuế
5/5 - (2 bình chọn)

Vạn Tuế nhờ khả năng làm sạch không khí, đã mang đến một không gian cảm giác thư thái, trong lành, nên loài cây này trở thành cây cảnh trồng ở sân vườn đang được ưa chuộng hiện nay. Vậy Cây Vạn Tuế là cây gì? Cùng tìm hiểu nhé

Cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế là cây gì?

Vạn Tuế có tên khoa học là Cycas revolute; cây thuộc họ Cycadaceae (Thiên Tuế). Cây có tên gọi khác là cây chuối chịu lửa hay là cây đuôi phượng. Nguồn gốc từ miền Nam Nhật Bản.

Đặc điểm nhận biết Cây Vạn Tuế

  • Vạn Tuế có thân hình trụ màu vàng nhạt, tương đối xù xì cao chừng 2 – 4m, ít chia nhánh
  • Lá cây mọc xung quanh phía trên đỉnh, có dạng hình lông chim, và khá nhọn về phía đầu, có gai.
  • Phiến lá nhẵn màu xanh đậm, cứng. Khi đâm vào tay dễ để lại vết hoặc khiến bạn đau.
  • Hoa vạn tuế mọc trên đỉnh, lông màu hung vàng dày, còn mép chia thành nhiều dải hẹp như một ngọn hải đăng lớn ở ngay trên ngọn cây vạn tuế. Hoa có thể dài từ 25 – 30cm, rộng từ 5cm
  • Quả có hình cầu giống như quả cau cảnh, có vỏ mềm bên trong có hạt cứng.

Vị trí đặt Cây Vạn Tuế đẹp và hợp phong thủy

Tốt nhất đặt cây ở nơi thoáng mát, không khí lưu thông tốt, và không gian rộng rãi. Đặc biệt là tránh xa tầm tay trẻ em (do cây có thể chứa độc tố nguy hiểm)

Vị trí đặt cây phổ biến ở phòng khách, hành lang, đại sảnh, cầu thang hoặc trước sân nhà.
Không nên trồng cây ở những nơi kín gió như phòng kín, phòng ngủ,…hay cửa ra vào vì lá xòe ra gây hẹp lối đi và không tốt theo phong thủy.

Tuy nhiên, cây có tác dụng tích cực khi chắn luồng khí lớn di chuyển qua lại nếu bạn đặt nơi đại sảnh hay là ở vị trí chắn giữa 2 cửa thông nhau.

Nếu trồng cây, nên lựa chọn hướng Bắc hoặc hướng Tây.

Cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế – Lợi ích và Ý nghĩa phong thủy

Lợi ích khi trồng

Lá vạn tuế thường dùng trang trí ở lễ hội hoa hay đám cưới; nhờ hình dáng lá dễ uốn tạo thành tác phẩm nghệ thuật cho tiệm hoa

Nhờ lá đẹp, chịu được bóng râm nên Vạn Tuế thích hợp để trồng làm cây cảnh nội thất, cây cảnh văn phòng, hay đặt cây trong phòng lớn hoặc trong sân vườn.

Ngoài ra, cây còn mang tác dụng lọc không khí, cải thiện môi trường sống.; nhờ vào tán lá to bản, có lỗ, để có thể làm xanh mát không khí.

Ý nghĩa phong thủy

Trong phong thủy, dáng đứng uy nghi và sức sống mãnh liệt đã biểu tượng cho sự kiên trì, bất khuất, cố gắng vươn lên vì để đạt được thành công trong cuộc sống.

Vạn Tuế còn biểu tượng cho sự trường thọ, vĩnh hằng của cuộc sống. Vậy nên có thể sử dụng dạng cây mini làm quà cho người thân cùng mong muốn về trường thọ, và bách niên giai lão của họ.

Cây Vạn Tuế hợp mệnh gì?

Cây màu xanh thẫm thuộc hành Thủy. Và tương thích với những người mang mệnh Mộc (Thủy sinh Mộc).

Cây Vạn Tuế hợp tuổi gì?

Thực tế, Vạn Tuế hợp tuổi của 12 con giáp. Tuy nhiên, cây hợp nhất với những người thuộc mệnh Thủy và Mộc

Cách trồng và chăm sóc Cây Vạn Tuế

1. Tưới nước

Nên tưới nước vừa đủ cho cây, nhất là vào mùa nắng và mùa mưa. Cây chịu hạn khá tốt nhưng cũng không nên để đất quá khô. Mùa mưa nên chống úng vì khả năng chịu úng của cây tương đối kém.

Nếu trồng cây trong nhà, mỗi tuần chỉ cần tưới 1 – 2 lần.

2. Ánh sáng

Vạn Tuế cần ánh sáng để phát triển tuy nhiên không phải ánh nắng gắt. Tốt nhất là bạn nên đặt cây ở điều kiện bán râm.

Nếu cây chủ yếu được trồng trong nhà, hay trong văn phòng thì mỗi tuần đưa cây ra ngoài tự nhiên 2 lần vào buổi sáng khoảng từ 6 – 9h. Nếu không, cây sẽ bị thiếu ánh sáng, và dễ bị vàng lá, không khỏe mạnh.

3. Bón phân và phòng trừ sâu bệnh

Để cung cấp dinh dưỡng cho cây, nên định kỳ bón phân NPK tầm 4 – 6 tháng 1 lần. Thêm vào đó, chú ý làm cỏ, giữ thông thoáng gốc cây; tỉa bỏ lá khô héo kịp thời giúp tránh sâu bệnh cho cây.

Cây Vạn TuếMua Cây Vạn Tuế ở đâu đẹp và rẻ nhất

Bạn có thể mua cây Vạn Tuế tại các nhà vườn trên cả nước. Sự phát triển của khoa học công nghệ, vì vậy mua hàng online không còn quá xa lạ. Tham khảo trên sàn thương mại điện tử với giá cả hợp lý bạn nhé. Dưới đây là những chợ, hay vườn cây cảnh lâu đời, nổi tiếng nhất Việt Nam – nơi bạn tìm mua được Vạn Tuế đẹp nhất

  • Làng nghề cây cảnh Phụng Công tỉnh Hưng Yên

  • Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây (Hòa Điền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)

  • Làng nghề cây cảnh Hải Lý tỉnh Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phù Liễn (Hồng Phong – Nam Sách – Hải Dương)

  • Làng nghề cây cảnh vị khê, Điền Xá, Nam Định

  • Một số địa điểm mua cây cảnh uy tín tại Hà Nội

Mini Green shop (Tây Sơn, Ngã Tư Sở), Công ty TNHH Đầu tư và Dịch Vụ Đức Thắng (Phố Trần Quang Diệu, Đống Đa), Cổ phần Sinh vật cảnh Viên Lâm (Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội)Công ty TNHH Sinh vật cảnh Vườn Xanh (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm), Công ty cây xanh Đức Lộc (KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và môi trường ViNaTrees (Yên Hòa, Cầu Giấy)

  • Những địa chỉ bán cây cảnh uy tín nhất TP.HCM

Vườn Cây Mini (479/38 Phan Văn Trị, P5 Gò Vấp), Flowerstore, Sài Gòn hoa (74/2/1D, Đường 36, Tổ 4, Khu phố 8, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức), Shop Cây Xanh Ngọc Lan (76 Đường 7, Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức);Công ty TNHH TMDV cây cảnh Nhà Xanh (672/12 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12), Công ty cổ phần Lộc Xanh (50 Linh Đông, phường Linh Đông,Q Thủ Đức), Công ty CP Cảnh Quan Xanh (118 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1), Cửa hàng cây cảnh Minh Tân (Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi)

Giá của Cây Vạn Tuế

Thông thường giá Vạn Tuế sẽ rơi vào khoảng 140.000 – 3.000.000 đồng tùy vào tuổi thọ. Bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây:

Vạn Tuế mini bầu: 150.000 đồng
Vạn Tuế 10cm: 200.000 đồng
Vạn Tuế 20cm: 400.000 đồng
Vạn Tuế 40cm: 600.000 đồng
Vạn Tuế 60cm: 800.000 đồng
Vạn Tuế 80cm: 1.000.000 đồng

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!