Gỗ Bằng Lăng Nước Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-bang-lang-nuoc
5/5 - (1 bình chọn)

Cây bằng lăng nước chắc hẳn là một trong những loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Cây không chỉ đem đến bóng mát, để lại hình ảnh đẹp trong những bài hát, bài thơ; mà còn mang những giá trị vật chất và kinh tế khác. Hãy cùng tìm hiểu Gỗ Bằng Lăng Nước thuộc nhóm nào? Cách nhận biết Bằng Lăng Nước ra sao? qua nội dung bài viết sau đây nhé!

go-bang-lang-nuoc

 

Gỗ Bằng Lăng nước là gỗ gì?

Bằng lăng nước (Lagerstroemia flos – reginae Retz) là một loài thực vật thuộc chi Bằng lăng (Lagerstroemia). 

Bằng lăng nước có các tên gọi khác như tử vi tàu, bằng lăng tiên.

Tìm hiểu gỗ Bằng Lăng Nước

Hãy cùng nhau tìm hiểu Bằng Lăng Nước về đặc điểm, công dụng và cách nhận biết để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Bằng Lăng Nước Có Tốt Không?” 

Đặc điểm nhận biết cây Bằng Lăng Nước

– Cây bằng lăng nước là loại cây gỗ trung bình, cao 12-18m, rụng lá; đường kính 20-40cm. Tán hình rộng, xanh thẫm.

– Thân bằng lăng nước thẳng và khá nhẵn nhụi

– Vỏ màu nâu xám, ít nứt; thịt vỏ mỏng, có màu vàng nhạt, dày 1-1,2cm

– Cành cây nhẵn, màu xanh. 

– Lá bằng lăng nước là lá đơn, màu xanh lục, dài từ 8 đến 15 cm, rộng từ 3 đến 7 cm; hình  oval hoặc elip, rụng theo mùa. Phiến lá dai, dày; khi non màu xanh nhạt, còn khi già màu đỏ.

– Hoa màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành chùm, dài từ 20 đến 40cm, thường thấy vào giữa mùa hè. Mỗi bông hoa bằng lăng nước có 6 cánh, mỗi cánh dài chừng 2 đến 3,5 cm

– Quả lúc tươi có màu tím nhạt pha xanh lục. Khi già thường có đường kính 1,5 đến 2 cm và khô trên cây.

Gỗ Bằng Lăng Nước có màu đỏ nhạt, kết cấu thớ gỗ mịn, tương đối nhẹ (tỷ trọng 0.712).

Sự phân bố của Bằng Lăng Nước

– Ở Việt Nam, Bằng Lăng Nước mọc nhiều nhất ở các rừng vùng Đông Nam Bộ. Cây thường phân bố chủ yếu ở những tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Ngoài ra, ở khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum bạn cũng bắt gặp cây Bằng Lăng nước sinh sống và phát triển.

– Trên thế giới: Bằng lăng nước phân bố nhiều ở các nước vùng Nam và Đông Nam Á như: Myanmar, Malaysia, Campuchia, Philippine, Thái Lan, Lào, 

Bằng Lăng Nước thuộc nhóm nào? 

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam thì gỗ Bằng Lăng Nước được xếp vào Gỗ Nhóm III Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, dẻo dai hơn, độ bền cao; được xếp cùng với loại gỗ khác như bằng lăng tía. 

Cách nhận biết Bằng Lăng Nước 

Gỗ Bằng Lăng Nước không có gì quá khác biệt so với những loại gỗ khác cùng loại. Khi tìm hiểu Bằng Lăng Nước một cách kỹ càng; bạn sẽ không bị nhầm lẫn hay thấy khó khăn khi phân biệt loại gỗ này. Những điểm nhận dạng từ bề ngoài như đã nói ở trên: lá màu xanh lục; hoa màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành chùm dài…

Bằng Lăng Nước có tốt không? 

Trả lời cho câu hỏi: “Gỗ  Bằng lăng nước có tốt không?” tức là tìm hiểu Bằng Lăng Nước có ưu điểm gì. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của loại gỗ này: 

– Gỗ khi khô ít bị nứt, dễ gia công, màu đẹp. Chính vì thế, Bằng lăng nước là 1 trong những dòng phổ biến hay được dùng để sản xuất và thiết kế nội thất. 

– Lá bằng lăng nước có thể làm nước trà để trị đau bao tử và bệnh tiểu đường.

Ứng dụng của Bằng Lăng Nước

Bằng Lăng Nước có nhiều ứng dụng khác nhau trong đời sống hàng ngày. 

+ Cây bằng lăng nước không những mang đến không gian mát mẻ, trong lành trên đường phố, trong công viên; mà còn có thể trồng trong chậu nhỏ để bàn, hay chậu đứng để tạo nên không gian làm việc sinh động, thoáng mát

+ Các sản phẩm nội thất làm từ gỗ bằng lăng cũng khá được ưa dùng.Bởi vậy, thay vì chạy theo các loại gỗ quý đáng báo động thì bạn có thể cân nhắc loại gỗ này. Tuy đây dòng gỗ ở phân khúc thấp hơn nhưng nó vẫn được đánh giá cao về chất lượng và giá thành. Một số sản phẩm phổ biến như: Đàn ghi ta gỗ bằng lăng, Tượng gỗ, Giường, Sập gỗ…

Giá của gỗ Bằng Lăng Nước

Tìm hiểu gỗ bằng lăng ở mức giá có thể dao động từ 11.000.000-13.000.000 đồng/m3.

Quả thật, mức giá này rất phải chăng cho một loại gỗ có chất lượng, an toàn, phù hợp với nhiều diện tích không gian như thế này. Tuy nhiên, hãy lựa chọn, đánh giá gỗ thật cẩn thận, tỉ mỉ khi mua để xứng đáng với số tiền đã đầu tư, bạn nhé!

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!