Cám là một loại cây dù không được “săn đón” quá nhiều trong thị trường đồ gỗ hiện nay. Tuy nhiên, loại gỗ này lại mang đến nhiều giá trị mà bạn không ngờ tới. Vậy Gỗ Cám là gỗ gì? Chúng có nguồn gốc từ đâu? Giá gỗ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu mọi thứ về Cám qua bài viết dưới đây nhé!
Gỗ Cám là gỗ gì?
Cây Cám có tên khoa học là Parinari annamense Hance. Cây thuộc họ: Cám Chrysobalanaceae; bộ: Hoa hồng Rosales
Tìm hiểu về Gỗ Cám
Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Cám để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Cám Có Tốt Không?” “Cám có ưu điểm là gì?”
Đặc điểm nhận biết cây Cám
– Cây gỗ có chiều cao từ 15 – 30; đường kính thân khoảng 30 – 60cm
– Cây phân cành sớm. Vỏ ngoài có màu nâu sáng, thường nứt dọc sâu hay bong thành mảnh. Thịt vỏ màu hồng nâu giòn và có sạn, dày tầm 1cm.
– Cành non màu xám nâu, có phủ lông ngắn màu vàng nhạt; sau nhẵn nhiều lỗ bì.
– Lá có hình trái xoan hay hình trứng. Đầu lá tù, gốc tròn, mép nguyên, dài chừng 6 – 15cm rộng tầm 4 – 9cm. Mặt trên nhẵn bóng, còn mặt dưới phủ lông trắng hoặc xám nhạt. Cuống lá dài khoảng 7 – 10mm, có lông mềm và rãnh ở trên.
– Hoa mọc thành cụm như chùy. Hoa nhỏ, rộng khoảng 3mm. Cánh đài hợp thành hình chuông; có lông ở ngoài. Cánh tràng có màu trắng rất nhỏ, bằng hoặc hơi vượt thùy đài, dài 15mm và rộng 6 – 7mm. Mùa hoa thường vào tháng 3 – 4.
– Quả hạch hình trứng, hoặc gần hình cầu; dài chừng 4cm, rộng 3cm; phủ nhiều lỗ bì xám; vỏ ngoài dày có nhiều vảy xám. Mùa quả bắt đầu tháng 5 – 6.
– Tái sinh bằng hạt tốt.
Sự phân bố của Gỗ Cám
Cây mọc phổ biến ở các rừng thường xanh ở độ cao dưới 800m. Cây thường ưa đất cát hay đất lẫn đá ẩm.
Cây tập trung phân bố tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Tại Việt Nam: cây thường mọc ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; Quảng Bình,Thừa Thiên, Quảng Trị, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Quảng Nam – Đà Nẵng; Phú Yên, Khánh Hoà; Tây Ninh, Đồng Nai, Phú Quốc, Côn Đảo.
Gỗ Cám thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Cám được xếp vào Gỗ NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng khá kém; có khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Lành ngạnh hôi; Lọng bàng, Lõi khoai, Me, Mý; Mã, Mò cua, Ngát…
Ưu điểm của Gỗ Cám
– Gỗ cứng cáp và khá nặng; có màu nâu sáng hơi hồng và độ bền khá cao. Gỗ dùng để làm nhiều đồ gia dụng và đồ thủ công cao cấp. Với tỷ trọng 0,73; lực kéo ngang thớ 26 Kg/cm2, nén dọc thớ 444 Kg/cm2 và hệ số co rút 0,25 – 0,60.
Nhược điểm
– Sức chịu đựng của gỗ khá kém
– Khả năng chống mối mọt thấp và dễ bị cong vênh
Ứng dụng
Quả của cây cám không ngọt giống như các loại quả khác; nhưng vỏ quả và hạt đều có thể ăn được, thậm chí có thể chống đói. Dầu từ loài cây này dễ khô. Nhờ đó có thể dùng trong mỹ phẩm và chế thành xà phòng cao cấp. Vỏ cây còn được dùng làm hương thắp.
Cám cũng là một loại cây công trình rất được yêu thích. Nên có thể được trồng ở nhà; công viên hoặc bên là đường.
Ngoài ra, gỗ từ loài cây này được ứng dụng để làm ra các sản phẩm nội thất như: giường tủ; kệ; bàn ghế; sàn nhà; hay cầu thang…
Giá của Gỗ Cám
Gỗ Cám giá bao nhiêu? là câu hỏi bạn chắc chắn sẽ đặt ra khi tìm hiểu loại gỗ này đúng không?
Về mức giá bạn có thể tham khảo giá thành chung của những loại gỗ nhóm VII là 1.500.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn và 2.300.000 VNĐ/m3 với gỗ hộp.
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.