Gỗ Cẩm Lai Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-cam-lai
5/5 - (1 bình chọn)

Ngày nay, gỗ được dùng để thiết kế nội thất đang ngày càng phổ biến và được ưa chuộng. Chúng ta có thể kể đến như: gỗ bằng lăng cườm, gỗ lim, gỗ Pơ-mu…. Cây Cẩm Lai là một loại cây gỗ quý với nhiều loại khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu Gỗ Cẩm Lai  từ Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Nhận Biết qua bài viết dưới đây nhé!

go-cam-lai

Gỗ Cẩm Lai là gỗ gì? 

Cẩm lai hay trắc lai (Dalbergia oliveri) là loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae). Có một số tài liệu cho rằng ‎Dalbergia oliveri có các danh pháp đồng nghĩa là Dalbergia bariensis Pierre; dongnaiensis Pierre; duperriana Pierre; mammosa Pierre với các tên tiếng Việt là cẩm lai bà rịa; cẩm lai đồng nai; cẩm lai vú; cẩm lai bông; cẩm lai mật.

Cẩm Lai là một loại gỗ tự nhiên và được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất đồ gỗ. Nhắc đến gỗ quý hiếm thì không thể bỏ qua loại gỗ này được. Gỗ thường có đặc điểm chính là đường vân gỗ nhỏ, rõ và đặc biệt cứng chắc. Do vậy, những đồ nội thất bằng Cẩm Lai luôn có giá thành cao nhờ độ bền rất tốt, ít bị mối mọt hoặc là nứt nẻ.

Tìm hiểu Gỗ Cẩm Lai

Dưới đây, hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu Cẩm Lai về đặc điểm, đặc tính, công dụng và cách nhận biết để trả lời đúng nhất câu hỏi: “Loại gỗ này Có Tốt Không?” và “Giá thành cao như vậy có thật sự tương quan với chất lượng hay không?”

Đặc điểm nhận biết cây Cẩm Lai

– Đây là loại gỗ thuộc dòng Cẩm nói chung thuộc họ Đậu. Cây Cẩm Lai thường có thân gỗ to, cây thẳng, tán cây xòe rộng hình ô.

– Cây khi trưởng thành sẽ có chiều cao khoảng từ 20 đến 25 mét.

– Đường kính thân lớn vào khoảng từ 0.5m đến 0.6m.

– Vỏ cây màu xám, ít sần sùi.

– Vân gỗ rối rất đẹp, màu đen, cứng, thớ mịn, giòn và mặt cắt thì rất nhẵn. Vân gỗ có màu đỏ tía khi thổi PU rất sang trọng.

– Mùi hương: có mùi thum thủm như mùi của cây tre bị ngâm trong nước lâu ngày

–  Cây Cẩm Lai có hoa nhỏ màu lam nhạt, quả hình đậu dẹt màu đen nhạt.

Sự phân bố của Cẩm Lai

Cẩm Lai có tốc độ sinh trưởng chậm. Khác với một số loại cây khác thích mọc đồi đá; hay nơi có độ dốc lớn; thì cây gỗ cẩm lại là loại cây ưa mát, phù hợp với những địa hình thoải và phẳng như cạnh sông suối, đất ẩm ở đồng bằng, đất feralit xám trên cát hay phù sa cổ; có tầng dày với khả năng thoát nước

Chính vì thế, dòng gỗ này thường được người ta thấy nhiều ở Tây Nguyên hay ở Lâm Đồng, Tây Ninh, Khánh Hòa…..và một số tỉnh miền Nam như: Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nam, Tây Ninh, Lâm Đồng.

Cẩm lai cũng có thể được nhập khẩu từ các nước Lào hoặc Campuchia với kiểu khí hậu gần giống ở Việt Nam. Ngoài ra, Cẩm Lai có nguồn gốc từ châu Phi cũng rất được ưa chuộng nhờ đường kính lớn, vân đẹp và giá gỗ rẻ hơn. 

Cách phân biệt Gỗ Cẩm Lai

Chúng ta có thể tìm hiểu Gỗ Cẩm và phân biệt chúng dựa vào một số đặc điểm sau đây

– Theo mùi hương: đa số các loại Cẩm Lai có mùi giống nhau, có mùi thơm nhẹ, không hắc. Tuy nhiên, một số khác lại có mùi thối đặc trưng (còn gọi là cẩm thối)

– Theo vùng miền phân bố: loại gỗ sẽ được gắn tên luôn với vùng miền đó. Ví dụ như: Cẩm Lai Đá Ninh Thuận có nguồn gốc từ các vùng núi đá Ninh Thuận, phân bố tại Lào thì được gọi là Cẩm lai Lào,…

– Theo vân gỗ: Cẩm Lai có nhiều dạng vân gỗ khác nhau. Từ đó, tên của chúng được đặt theo đúng hình thù của vân gỗ đó như: vân gỗ loang lổ đan xen trắng gọi là cẩm phèo,  vân gỗ giống da báo thì được gọi là gỗ cẩm báo, vân gỗ theo từng chùm sẽ gọi là gỗ cẩm mây,…

Cẩm Lai gồm bao nhiêu loại?

Chúng được chia thành 3 loại phổ biến nhất: Cẩm Lai đỏ, cẩm lai đen và cẩm lai xanh…

– Cẩm Lai Đỏ: là loại gỗ quý nhưng tương đối hiếm, có giá trị cao. Gỗ trắc đỏ cứng và chắc nịch, có mùi thơm dịu nhẹ. Giá trị của loại gỗ này sẽ tăng lên theo tuổi thọ và đường kính của cây.

– Cẩm Lai Đen: sản phẩm của loại gỗ này hấp dẫn bởi bề mặt bóng mịn không cần tới sơn bóng. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng xua đuổi côn trùng, mối, kiến…

– Cẩm Lai Xanh: loại này có mùi thơm dễ chịu; đặc biệt, chúng có khả năng biến đổi màu sắc khi từ bóng tối ra ngoài ánh sáng. Loại gỗ này còn có ưu điểm là cứng chắc, hạn chế sự biến dạng khi khô hanh, ít khi bị mục và mối mọt.

Ngoài ra, ta còn có thể phân loại chúng dựa trên đặc trưng mỗi loại như sau: 

  • Cẩm nghệ: gỗ có màu vàng nghệ.
  • Cẩm chỉ: gỗ có vân nhỏ nét như sợi chỉ chạy vằn vèo khắp mặt gỗ
  • Cẩm sừng: đây là loại gỗ có màu xám và hình dạng giống sừng.
  • Cẩm tía: loại gỗ này có màu tím đặc trưng.
  • Cẩm thối: loại gỗ này có mùi thối đặc trưng của bùn.

Gỗ Cẩm Lai thuộc nhóm nào? 

Cẩm Lai thuộc Gỗ Nhóm 1 tại Việt Nam – Nhóm gỗ quý hiếm, vân gỗ đẹp, giá trị kinh tế cao. Và cũng chính điều này sẽ giải thích vì sao những đồ nội thất bằng loại gỗ này luôn luôn có giá thành rất cao và luôn được giới “săn đồ gỗ” ưa chuộng.

Gỗ Cẩm Lai có tốt không? 

Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về ưu điểm nổi bật của Cẩm Lai

  • Gỗ cứng nên khả năng chịu lực tốt, va đập mạnh nhưng khó bị hư hỏng.
  • Mật độ gỗ khít, tăm gỗ lại rất mịn, thớ gỗ mịn và bóng. Chính vì thế, loại gỗ này mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao do khi đánh bóng gỗ thì sẽ rất đẹp.
  • Gỗ không bị mối mọt hay cong vênh. Nhờ đó, hạn chế được sự nứt hay sứt mẻ khi sử dụng.
  • Mùi thơm rất dễ chịu, nhẹ nhàng, thể hiện được tính đặc trưng của gỗ
  • Loại gỗ này có điều đặc biệt rằng: trong gỗ có chứa tinh dầu nên khi xoa giấy ráp, gỗ vẫn giữ được độ bóng mịn. 

Ngoài ra, Cẩm Lai này có thể sản xuất ra những mẫu thiết kế nội thất phong phú, đa dạng.

Nhược điểm của Cẩm Lai

Bởi vì đây là loại gỗ quý hiếm nên chúng vô cùng khan hiếm. Có thể nói rằng, loại gỗ này đến mức báo động mạnh, đặc biệt do việc khai thác trái phép.

Chính vì đây là “hàng hiếm” nên giá thành sản phẩm được sản xuất từ Cẩm Lai có giá rất cao trên thị trường.

Các sản phẩm từ loại gỗ này dễ bị nhầm lẫn và làm. Bởi vậy, nếu không am hiểu thì người mua dễ bị các chủ cửa hàng nội thất lừa và đánh tráo

Ứng dụng của Gỗ Cẩm Lai

Trong thiết kế nội thất, Cây Cẩm Lai luôn luôn “có giá” vì nó là một trong những dòng gỗ tự nhiên quý hiếm với nhiều tính năng vượt trội về cả chất lượng và thẩm mỹ. Một số đồ nội thất cao cấp như bàn ghế, giường, tủ, đồ nội thất trang trí và đồ tiện khảm. 

Một chiếc giường bằng Cẩm Lai đỏ kết hợp với những mẫu thiết kế hiện đại, đường nét tinh tế? Một chiếc sập gỗ có vẻ đẹp tự nhiên trong căn nhà mang phong cách cổ điển? Hay một bộ bàn ghế Cẩm lai bền và bóng kết hợp với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo chinh phục hầu hết các khách hàng khó tính nhất? 

Đây chắc chắn là điều bạn tìm kiếm khi thiết kế ngôi nhà của mình với màu sắc tự nhiên mà tạo cảm giác sang trọng, lịch sự. 

Giá của Gỗ Cẩm Lai

Từ tất cả các giá trị mà loại gỗ này mang lại, chắc chắn rằng giá của chúng trên thị trường gỗ Việt Nam luôn ở mức cao. Dựa vào kích thước và độ tuổi của gỗ, thì giá của gỗ có sự dao động và biến đổi khác nhau. Gỗ có kích thước càng lớn, tuổi thọ càng cao thì giá thành càng lớn. Tuy nhiên, mức giá chung của Cẩm Lai có đường kính 30cm có giá từ 80-90 triệu đồng/m3.

Như đã nói ở trên, đây là loại gỗ quý hiếm nên giá thành hầu như không có một tiêu chuẩn nào chính xác. Tuy nhiên theo một số khảo sát thì mặt bằng trung bình của loại gỗ này như sau:

Cẩm Lai đỏ: 600.000  – 800.000 đồng/kg

Cẩm Lai đen: 100.000 đồng – 200.000 đồng/kg.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!