Gỗ Cẩm Thị Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-cam-thi
5/5 - (15 bình chọn)

Cây Cẩm thị là loài cây gỗ  “có tiếng” trên thị trường gỗ nói chung và trong dòng gỗ cẩm nói riêng. Nhờ chất lượng tốt, Cẩm thị đã được rất nhiều nghệ nhân lựa chọn để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, tủ giường…Hãy cùng tìm hiểu Gỗ Cẩm Thị gồm bao nhiêu loại? hay “Cẩm Thị thuộc nhóm nào? qua bài viết dưới đây nhé!

go-cam-thi

 

Gỗ Cẩm Thị là gỗ gì? 

Cẩm thị là một trong những loại gỗ tự nhiên thuộc dòng gỗ Cẩm cao cấp. Loại gỗ này được xem như là vua của dòng gỗ Cẩm.

Cẩm Thị hiện đang là cái tên xuất hiện “hàng đầu” trong nhiều lựa chọn sản xuất; thiết kế đồ nội thất của người tiêu dùng Việt.

Tìm hiểu về Cẩm Thị

Dưới đây, hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu cây Cẩm thị về đặc điểm, đặc tính, công dụng và cách nhận biết để trả lời đúng nhất câu hỏi: “Cẩm Thị Có Tốt Không?” 

Đặc điểm nhận biết cây Cẩm thị

– Cây gỗ có chiều cao từ 12- 18m. Vỏ cây màu đen, sần sùi,  thân cây gỗ cong quẹo và có rất nhiều cành cây được phân chia ra nhiều hướng khác nhau. 

– Cành phân chia nhiều, dài mềm và thường rủ xuống, màu đen nhạt, nhẵn.

– Lá đơn màu xanh lục đậm, lá dài, dày, nhẵn; dạng trái xoan thuôn dài; đầu lá tù, gốc lá tròn có hai tuyến ở mặt dưới, dài 5 – 25cm, rộng 4 – 9cm. 

– Hoa cẩm thị là loại hoa đơn tính, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa không có cuống, cụm hoa đực có 3-7 hoa, nhị đực khoảng 15-18 nhị. Hoa cái có 1-2 chiếc, cánh và tráng hợp thành ống cao 0.6 cm có 8 nhị đực lép.

– Quả Cẩm thị mọng có lông màu vàng và bốn ô, có 4 – 5 hạt, mỗi hạt dài 1 – 1,2 cm, dẹt màu nâu bóng. Gốc có đài phát triển dạng chén với thùy hình tam giác tù cong rủ xuống. 

– Vân của gỗ khá sắc nét và thường có màu tương phản với gỗ để tự làm nổi bật nó. 

– Vì Cẩm thị thuộc dòng gỗ Cẩm nên đều có chung đặc điểm là chất gỗ cứng và chắc, những đường vân chạy dọc toàn thân gỗ, ít bị mối mọt hay nứt nẻ. 

Sự phân bố của Cẩm thị

Cẩm Thị thường xuất hiện phổ biến ở Ấn Độ, Úc Châu, đảo Celebes, các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia,… Tại Việt Nam, ta có thể tìm thấy cây cẩm thị ở Khánh Hòa, Phan Rang, Tây Nguyên…Ở vùng Cam Ranh, loại gỗ này được đánh giá là cho chất lượng tốt nhất.

Cách nhận biết Gỗ Cẩm Thị

Để nhận biết loại gỗ này thì có thể nhìn vào vân gỗ. Đây loại gỗ này có nhiều vân, đường vân dài, chạy dọc thân gỗ, to và rõ nét. Thêm vào đó, độ tương phản màu sắc của gỗ khá rõ ràng, chất gỗ cứng và nặng.

So sánh cẩm thị với các loại gỗ cẩm khác

Tiêu chí so sánh Gỗ Cẩm Thị Gỗ cẩm chỉ Gỗ cẩm sừng (Cẩm thối) Gỗ cẩm nghệ
Vân gỗ to, đẹp và giữ màu vân có chỉ nhỏ, chạy dọc theo thân cây mảnh, mờ và thớ gỗ mịn vân gỗ phong phú, tự do và có nhiều hình dạng
Đặc điểm & tính chất Cứng chắc, chống mối mọt, tỷ trọng lớn. Gỗ mịn và cứng bền Gỗ màu đen, mùi thum thủm. 

Tính chất giống như các loại gỗ cẩm

Cứng, chống mối mọt tốt

Màu vàng giống như nghệ. 

Giá trị Quý hiếm Cao Cao Cao

 

Phân biệt Gỗ Cẩm thị và Gỗ mun hoa (mun sọc)

Nhiều người rất dễ nhầm lẫn Cẩm Thị và gỗ mun sọc do chúng có khá nhiều nét tương đồng về hình thức; chỉ khác đôi chút về độ đậm nhạt của màu gỗ. Nhưng, điểm khác biệt cơ bản giữa chúng là ở màu vân và thịt. Dưới đây là một số cách phân biệt hai loại như sau:

  • Dựa vào vân gỗ

+ Vân Cẩm Thị to nét hơn vân của mun sọc. Chúng có vân màu đen xen lẫn thịt gỗ màu trắng ngà; đặc biệt, độ tương phản đen trắng giữa vân và gỗ cũng sắc nét hơn. Màu vân của cẩm thị là đen tuyền, khi cạo lớp bột gỗ ra vẫn là màu đen. 

+ Đường vân của mun hoa thường là những đường kéo dài; còn vân Cẩm Thị đôi lúc kéo dài hay chấm điểm (nhìn giống như lông báo) nên còn được gọi là gỗ cẩm da báo. Đây cũng chính là lý do khiến cho giá Cẩm Thị cao hơn so với giá mun sọc. Màu vân mun hoa màu xanh đen; khi sử dụng lâu có thể chuyển sang màu đen bóng như sừng.

  • Về mùi hương

+ Cẩm Thị có mùi thơm dễ chịu và không cay mắt.

+ Mùi gỗ mun sọc khá là cay. Vì vậy, thợ mộc khi mới cưa sẽ có cảm giác cay mắt. 

Trên thực tế, Cẩm Thị rất khan hiếm. Nếu bạn không có chuyên môn, chỉ nhìn bằng mắt thường thôi thì cũng khó có thể phân biệt được. Do vậy, người tiêu dùng cần phải tích lũy thông tin để có thể đưa ra được sự lựa chọn chính xác nhất.

Cẩm Thị gồm bao nhiêu loại?

Hiện nay, Cẩm Thị được phân loại chủ yếu dựa vào màu sắc. Chúng có 3 loại chính như sau:

  • Cẩm Thị xanh
  • Cẩm Thị đen
  • Cẩm Thị tím

Cẩm Thị thuộc nhóm nào? 

Gỗ Cẩm Thị thuộc Gỗ Nhóm 1 tại Việt Nam – Nhóm gỗ quý hiếm, vân gỗ đẹp, giá trị kinh tế cao và cần được bảo tồn nghiêm ngặt. Điều này giải thích vì sao những đồ nội thất bằng Cẩm Thị luôn luôn có giá thành rất cao.

Gỗ Cẩm Thị có tốt không? 

Trả lời câu hỏi: “Cẩm Thị có tốt không?” tức là tìm hiểu Cẩm Thị ở ưu điểm của nó. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của loại gỗ này: 

– Khi đã được liệt kê vào danh sách những loại gỗ quý hiếm thì chắc chắn rằng: đây phải là loại gỗ có giá trị kinh tế lớn, mang tính thẩm mỹ cao. 

– Cẩm Thị mang những ưu điểm nổi bật của dòng gỗ cẩm như: cứng chắc, tỷ trọng lớn, không bị nứt nẻ hay mối mọt. Có khả năng chịu lực tốt, khó bị hư hỏng khi bị va đập mạnh. Ngoài ra, loại gỗ này còn thực sự chinh phục được khách hàng về độ bền, màu sắc vân gỗ đa dạng, tinh tế.

Vì vậy, Cẩm Thị được ứng dụng nhiều vào các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp. 

Nhược điểm của Cẩm Thị

Từ những tìm hiểu trên, ta nhận biết được thực tế rằng: loại gỗ này đến mức báo động và ngày trở nên khan hiếm. Bởi vậy, Cẩm Thị có giá thành sản phẩm rất cao trên thị trường.

Các sản phẩm từ Cẩm Thị có thể dễ bị nhầm lẫn và làm giả. Bởi vậy, hãy cẩn thận nếu như bạn không phải người am hiểu về các loại gỗ và bị các chủ cửa hàng nội thất lừa đảo hoặc đánh tráo.

Ứng dụng của Gỗ Cẩm Thị

Tuy cây Cẩm Thị quý hiếm nhưng người tiêu dùng luôn săn tìm loại gỗ này rất nhiều. Loại gỗ này luôn được coi là dòng gỗ cao cấp cho các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, điêu khắc, đồ gia dụng như lục bình, bài vị, tủ kệ giường…Các đồ nội thất đó được chế tác và thiết kế dù hề rẻ nhưng độ bền, đẹp luôn làm cho người dùng phải “mê mẩn”.

Độ bền, cứng và dai của Cẩm Thị vừa phải; giúp việc điêu khắc các sản phẩm cũng trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, những mẫu mã, phong cách của sản phẩm cũng đa dạng hơn.

Nội thất từ Cẩm Thị được ưa chuộng; làm cho ngôi nhà vừa hiện đại, sang trọng và cổ điển. Ngoài ra, vỏ cây và quả của loại cây này có thể được dùng để làm thuốc. 

Giá của Gỗ Cẩm Thị

Có thể chắc chắn rằng, Cẩm Thị là loại gỗ có giá trị cao nhất trong các loại gỗ cẩm. Cẩm Thị có chất lượng và giá cả phụ thuộc vào vùng đất mà cây sinh trưởng. Đặc biệt, đất càng khắc nghiệt, khô cằn,  nắng nóng thì cây cẩm thị cho chất gỗ càng đẹp. Hiện nay, cây cẩm thị của nước ta chủ yếu nhập từ Campuchia. Tuy nhiên, ở trong nước, Cẩm Thị ở Phan Rang luôn có giá trị nhất.

Tìm hiểu Cẩm Thị về mặt giá cả, con số có thể lên tới hàng chục triệu đồng/m3. Hiện mức giá cho 1m3 Gỗ Cẩm Thị trên thị trường hiện nay khoảng trên 50.000.000đ.  Khi được chế tác thành phẩm; giá có thể lên đến hàng trăm triệu, tỷ đồng…Mức giá này được xem là hợp lý để mang lại cho không gian nhà bạn những món đồ sang trọng và thể hiện được đẳng cấp của gia chủ.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!