Gỗ Cao Su Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-cao-su
5/5 - (1 bình chọn)

Cây Cao Su chắc hẳn là một trong những loại cây lấy gỗ thân thiện với môi trường. Bởi vì, sau khi khai thác nhựa, phần thân cây vẫn được ứng dụng để vào trong sản xuất đồ gỗ nội thất. Hãy cùng tìm hiểu Gỗ Cao Su về đặc điểm và công dụng của loại gỗ này để trả lời câu hỏi: “Gỗ Cao Su Có thực sự Tốt Không?” qua bài viết này nhé!

go-cao-su

Gỗ Cao Su là gỗ gì?

Cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis. Đây là là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên quan trọng nhất đối với kinh tế trong chi Hevea. một loại gỗ gần như 100% được thu hoạch trong nước; và thường được trồng trong các khu đồn điền cao su quốc doanh và tư nhân.

Tìm hiểu về cây Cao Su

Hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của loại gỗ này để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Cao Su Có thực sự Tốt Không?”

Đặc điểm nhận biết cây Cao Su

– Cây cao su có thể cao khoảng 20 – 30m.
– Nhựa mủ có màu trắng hoặc vàng trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây. Các mạch này tạo hình xoắn ốc theo thân, hướng tay phải; thành một góc khoảng 30 độ so với mặt phẳng.
– Rễ cọc ăn sâu dưới mặt đất giúp giữ vững thân cây; hấp thu dinh dưỡng và chống khô hạn.
– Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần.
– Hoa cao su là hoa đơn. Hoa đực bao quanh hoa cái; nhưng chúng lại thường thụ phấn chéo (do hoa đực chín sớm hơn hoa cái)
– Quả cao su là quả nang. Quả có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng. Mỗi nang có một hạt hình bầu dục hoặc hình cầu.
– Cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì sẽ bắt đầu thu hoạch nhựa mủ. Đó là quá trình cạo mủ cao su. Tức là có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không tổn hại đến sự phát triển của cây. Đây được coi như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.

Sự phân bố của Gỗ Cao Su

Đây là loại gỗ tự nhiên vô cùng phổ biến ở nước ta; tập trung ở khu vực Đồng Nai, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam vào năm 1878 tại Sài Gòn. Nhưng cây có dấu hiệu sinh trưởng lần đầu tiên vào năm 1897. Có thể nói, đây là mốc thời gian đánh dấu một thế kỷ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trồng cao su tại nước ta.

Gỗ Cao Su thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam thì Gỗ Cao Su được xếp vào Gỗ NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh; được xếp cùng với loại bạch đàn khác như: Lõi khoai, Săng máu,…

Một số kiểu ghép phổ biến của Gỗ Cao Su

  • Kiểu ghép gỗ song song

Các ván Gỗ Cao Su được tạo nên từ các thanh gỗ ghép song song với nhau (đảm bảo có cùng chiều dài; nhưng không bắt buộc có cùng chiều rộng).

  • Kiểu ghép gỗ mặt (ghép finger, ghép đầu)

Hai đầu của các thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa. Sau đó, chúng sẽ lần lượt gắn lại với nhau thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Chúng tiếp tục được ghép song song; tạo thành một tấm ván ghép.

  • Kiểu ghép cạnh

Tấm ván bao gồm nhiều thanh gỗ ngắn được xẻ theo hình răng cưa; rồi sau đó lần lượt ghép lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Tiếp theo, ghép chúng song song với nhau như kiểu ghép mặt.

Cách nhận biết Gỗ Cao Su

Khi bạn tìm hiểu về cây cao su một cách kỹ càng; bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn khi phân biệt. Cây có một số đặc điểm nhận dạng từ bề ngoài như:
– Màu của gỗ thường có màu sắc ánh vàng; thưởng đa dạng từ xám, sáng đến nâu.
– Vân Gỗ Cao Su khá đẹp, thường có màu sáng

Ưu điểm của Gỗ Cao Su?

Cao su có rất nhiều ưu điểm nổi bật, ví dụ như:
– Thân thiện với môi trường: chống lại ảnh hưởng từ tàn thuốc lá hay vật liệu dễ cháy. Khi rủi ro gặp hỏa hoạn, thì sàn gỗ cũng không thải ra các chất gây độc hại tới môi trường.
– Dẻo dai và khá bền. Được như vậy là nhờ cấu tạo gỗ không thấm nước; gỗ có tính đàn hồi tự nhiên.
– Giá của sản phẩm khá mềm, phù hợp gia đình có điều kiện kinh tế vừa phải.
– Loại gỗ này có độ cứng khá tốt, thớ gỗ khá dày, ít bị co rút, nứt nẻ.
– Màu sắc gỗ khá đẹp; rất phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
– Tuổi thọ nội thất từ cây cao su có thể trên 30 năm.

Cao Su có Nhược điểm là gì?

Chúng ta đã tìm hiểu loại gỗ này thuộc NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém. Vì thế, cao su có một số nhược điểm sau
– Cao su là loại gỗ có tuổi thọ không cao; độ bền không bằng nhiều dòng gỗ tự nhiên khác.
– Gỗ không thích hợp để sử dụng ngoài trời. Bởi vì trời mưa sẽ làm trôi các hóa chất bảo vệ từ gỗ; điều này, khiến gỗ bị nấm và côn trùng tấn công.
– Độ ẩm quá cao dễ khiến gỗ bị hư hỏng và cong vênh.

Ứng dụng của Cao Su

Cao su được trồng với vai trò chính là lấy mủ (còn gọi là nhựa) để sản xuất công nghiệp.

Ngoài ra, cao su còn ứng dụng trong việc cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Từ nội thất văn phòng đến gia đình bạn có thể bắt gặp các thiết kế phong phú đến từ Gỗ Cao Su. Điều này ngày càng phổ biến hơn khi xu hướng đồ dùng thân thiện với môi trường ngày càng gia tăng. Có thể kể đến các sản phẩm như: giường, tủ, bàn ăn, kệ gỗ, tủ quần áo ..

Giá của Gỗ Cao Su

Tìm hiểu cây cao su về mức giá mới thấy nó vô cùng phải chăng; cho một loại gỗ mang lại nhiều ứng dụng trong cuộc sống như thế này.
Giá bán Gỗ Cao Su cũng khá rẻ. Bán cao su theo cây với giá tham khảo là 1.5 triệu đồng/ cây.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!