Gỗ Chai Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-chai
5/5 - (1 bình chọn)

Chai là loại cây mang nhiều giá trị; công dụng và chức năng mà mà không thể phủ nhận… Đặc biệt, gỗ ngày càng được ưa chuộng và thu hút người dùng trong lĩnh vực thiết kế nội thất; hay một số ngành công nghiệp.… Hãy cùng tìm hiểu Gỗ Chai để cùng trả lời câu hỏi: “Gỗ Chai Có thực sự Tốt Không?” qua bài viết dưới đây nhé!

go-chai

Gỗ Chai là gỗ gì?

Cây chai có tên khoa học là: Shorea vulgaris Pierre. Cây thuộc họ Dầu rái (Dipterocarpaceae).
Ngoài ra, tên địa phương của loài cây này là: Chò núi, Cà chắc

Tìm hiểu về Gỗ Chai

Hãy cùng nhau “đào sâu” tìm hiểu kĩ càng hơn về đặc điểm; tính chất; và công dụng của cây Chai để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Chai Có thực sự Tốt Không?” “Chai có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Gỗ Chai

– Đây là loại cây gỗ lớn; chiều cao trung bình từ 20 – 40 m.

– Thân cây hình trụ; tán lá dày. Cành cây non có lông.

– Vỏ thân cây màu xám nâu; có vết nứt dọc và tiết nhựa.

– Chai là loài cây rụng lá vào mùa khô. Lá mọc so le; hình mác thuôn. Phiến dày và dai; dài khoảng 8-10 cm, rộng từ 2 – 3 cm. Gốc tù, đầu có mũi nhọn; mép nguyên; mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới màu nâu đỏ. Cuống lá có rãnh; hơi xoắn, dài tầm 1-2 cm. Lá kèm có lông, sớm rụng.

– Cụm hoa mọc ở kẽ lá; dài khoảng 6-8 cm; phân nhiều nhánh thành chùm có lông. Hoa màu trắng hồng; nhị nhiều xếp thành 3 hàng. Mùa hoa thường rơi vào tháng 6-8.

– Quả có màu nâu; 5 cánh, 3 cánh to và 2 cánh nhỏ. Mùa quả thường là tháng 9 – 10.

– Cây khi trưởng thành ra hoa và quả nhiều hàng năm. Tuy nhiên, cây con mọc từ hạt không nhiều; vì khả năng sống sót dưới tán rừng tự nhiên kém.

Sự phân bố của Gỗ Chai

Cây phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Cây chai nhiều nhất chỉ có ở Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam.

Tại Việt Nam, các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và Tây Ninh đều có loài cây này.
Cây có thể mọc ở rừng hỗn giao: giữa cây lá rộng thường xanh với cây rụng lá; hay ở kiểu rừng thưa cây họ Dầu đôi khi xen lẫn với lồ ô.

Chai thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Chai đã được xếp vào Gỗ NHÓM III – Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, dẻo dai hơn, độ bền cao; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Re mit; Săng lẻ; Sao đen; Sao hải nam; Tếch; Trường mật; Trường chua….

Ưu điểm của Gỗ Chai

Chai sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật; có thể kể đến như:

– Cây có độ bền, độ cứng tương đối cao. Sau một khoảng thời gian sử dụng, không lo mục; hay là mối mọt.

– Gỗ có nhiều kích thước khác nhau; tạo nên sự phong phú khi tạo ra các sản phẩm nội thất. Vì thế, người thợ mộc có thể chế tạo ra nhiều họa tiết.

– Gỗ khá dễ làm; dễ gia công.

– Giá thành phải chăng; phù hợp với điều kiện kinh tế nhiều gia đình có mức thu nhập tầm trung.

Ứng dụng

Những công dụng của Cây Chai góp phần đưa loài cây này trở nên thân quen hơn trong cuộc sống của chúng ta.

Nhựa cây được dùng trong kỹ nghệ sơn và làm xà phòng (có thể trộn với dầu rái để xảm thuyền). Vỏ cây trộn với thức ăn của lợn; giúp lợn nái mất khả năng sinh đẻ.
Theo kinh nghiệm dân gian; nhựa chai trộn với dầu lạc vói tỷ lệ bằng nhau; đun nhỏ lửa; khuấy nhẹ cho đến khi được một hỗn hợp đồng đều và hết mùi nhựa cây. Sau đó, phết thuốc lên vải hoặc giấy sạch, để khô. Đến khi cần dùng, dán thuốc lên vết thương đã rửa sạch, băng lại. Thuốc có tác dụng hút mủ nhanh; vết thương chóng khô; không có mùi hôi, và mau lành.

Dựa trên kinh nghiệm đó, trong kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường miền Nam, nhựa chai được bào chế thành cao dán, có tên là “Cao giải phóng” để chữa vết thương cho bộ đội và nhân dân trong vùng.

Ngày nay, Gỗ Chai được xếp vào loại gỗ quý trung bình (nhóm 3) được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình. Có thể kể đến như: cửa gỗ; khuôn cửa; sàn nhà; cầu thang; giường ngủ; bàn ghế… Những sản phẩm đó vô cùng an toàn, thân thiện; và ngày càng đa dạng hơn về hình dáng thiết kế.

Nhựa của vỏ thân (chai cục) dùng để chế tạo sơn và dầu đánh bóng gỗ. Hàng năm, Việt Nam ta vẫn xuất khẩu được nhiều nhựa từ các loài cây họ Dầu; trong đó có nhựa chai.

Chính vì những công dụng kể trên, chúng ta cần phải phát triển loài cây này; cũng như là có phương pháp chăm sóc đúng cách; giúp Chai có thể phát huy hết được giá trị của nó.

Giá của Gỗ Chai

Gỗ Chai giá bao nhiêu? hay Gỗ Chai có đắt không? chắc hẳn là các câu hỏi bạn đặt ra; nhất là khi bạn xem xét để cân nhắc lựa chọn sử dụng loại gỗ này phải không?

Gỗ Chai có nhiều mức giá khác nhau; phụ thuộc vào mảnh đất mà cây sinh trưởng; kích thước hay là chất lượng gỗ; thậm chí đến địa chỉ mua hàng.

Trên thị trường gỗ hiện tại; giá Chai không thực sự “đắt đỏ” như các loại gỗ nhóm I. Giá gỗ vô cùng phải chăng; tương đương như các loại Gỗ Dầu. Bạn có thể tham khảo mức giá là 5.500.000 VNĐ cho 1 m3 gỗ tròn và 11.500.000 VNĐ cho 1m3 gỗ phách.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

 

 

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!