Chân Chim là một loại cây mang đến khá nhiều giá trị trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy Gỗ Chân Chim là gỗ gì? Chân Chim có ưu điểm là gì? Giá gỗ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu mọi thứ về Chân Chim qua bài viết dưới đây nhé!
Gỗ Chân Chim là gỗ gì?
Chân Chim có tên khoa học là Vitex parviflora Juss
Cây có một số tên gọi khác là: cây ngũ gia bì, cây sâm nam; cây sâm non.
Tìm hiểu về Gỗ Chân Chim
Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Chân Chim để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Chân Chim Có Tốt Không?” “Chân Chim có ưu điểm là gì?”
Đặc điểm nhận biết cây Chân Chim
– Đây là cây thân gỗ, chiều cao khoảng 3 – 5 m.
– Cây có nhiều nhánh và mọc chi chít.
– Lá kép hình chân chim, mọc xen kẽ, có khoảng 5 – 8 phiến lá nhỏ có hình trứng thuôn, sừng; vành lá nguyên; sáng bóng.
– Hoa chân chim mọc thành cụm. Hoa nhỏ có màu nâu vàng hoặc là màu xanh nhạt; thường trổ hoa vào khoảng tháng 11 – 12.
– Quả mọng hình cầu. Cây thường ra quả vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
– Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Đây là cây ưa sáng với nhu cầu nước trung bình.
– Cây dễ trồng bằng giâm cành.Tái sinh tự nhiên bằng hạt dễ dàng, tái sinh bằng chồi cũng tốt.
Sự phân bố của Gỗ Chân Chim
Cây phân bố rộng tại Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Ấn Độ…
Tại Việt Nam: ta thường bắt gặp loài cây này ở hầu hết ở các tỉnh phía Bắc và rải rác ở Gia Lai; Kontum; Đắc Lắc và Côn Đảo….
Cây thích hợp mọc trong nhiều loại hình rừng nhiệt đới và bán nhiệt đới; nhưng phổ biến nhất là trong các rừng thứ sinh.
Chân Chim thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Chân Chim được xếp vào Gỗ NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, có sức chịu đựng khá kém; có khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Lành ngạnh hôi; Lõi khoai, Me, Mý; Lọng bàng, Mã, Mò cua, Ngát…
Chân Chim có mấy loại?
Cây chân chim có 2 loại chính: ngũ gia bì chân chim và ngũ gia bì gai.
Ưu điểm của Gỗ Chân Chim
– Gỗ cứng cáp và khá nặng; có màu vàng nhạt vân thẳng, kết cấu rất mịn. Gỗ dùng để làm nhiều đồ gia dụng và đồ thủ công khác nhau.
– Chất gỗ khá mềm nhẹ, dễ chế biến.
Nhược điểm
– Đây là nhóm gỗ nhẹ, nên có sức chịu đựng khá kém.
– Khả năng chống mối mọt của cây thấp, dễ bị cong vênh;
Ứng dụng
Cây chân chim có khả năng lọc phần lớn các chất gây ô nhiễm trong nhà. Thêm vào đó, cây còn có những ưu điểm như là: xanh quanh năm; nhiều tác dụng chữa bệnh và cây mang ý nghĩa động viên tinh thần.
Gỗ từ cây Chân Chim được ứng dụng để làm các sản phẩm nội thất như: giường tủ; bàn ghế; sàn nhà; kệ; hay cầu thang…
Ngoài ra, có thể dùng làm gỗ cho các đồ dụng văn phòng phẩm, nhạc cụ. Vỏ cây dùng để ngâm rượu làm thuốc bổ. Lá và cành non có thể dùng làm phân xanh. Vì hoa nhiều và thời gian nở kéo dài nên nuôi ong rất tốt.
Cây còn thích hợp trồng để trang trí nội thất hay trang trí văn phòng làm việc…Thêm vào đó, cũng có thể dùng để trồng trong vườn; lá làm nguyên liệu cắm hoa.
Giá của Gỗ Chân Chim
Gỗ Chân Chim giá bao nhiêu? Gỗ Chân Chim có đắt không? là câu hỏi bạn chắc chắn sẽ đặt ra khi tìm hiểu loại gỗ này đúng không?
Bạn có thể tham khảo mức giá thành chung của những loại gỗ nhóm VII là: 1.500.000 VNĐ/m3 với gỗ tròn và khoảng 2.300.000 VNĐ/m3 với gỗ hộp.
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.