Gỗ Chẹo Tía Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-cheo-tia
5/5 - (1 bình chọn)

Chẹo tía là cây được trồng khá nhiều ở vùng rừng núi Việt Nam. Loài cây này vừa có thể được trồng làm cây cảnh, vừa mang không khí trong lành. Tuy nhiên, cây còn mang nhiều giá trị hơn thế nữa, ví dụ là như trong thị trường khai thác gỗ. Gỗ Chẹo Tía là gỗ gì? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về loài cây này nhé!

go-cheo-tia

Gỗ Chẹo Tía là gỗ gì?

Chẹo Tía có tên khoa học là: Engelhardtia chrysolepis Hance. Cây thuộc họ thực vật: Juglandaceae (họ Hồ đào)
Ngoài ra, cây có một số tên khác: Chẹo; Nhân khởi, cây Cơi; Hoàng khởi, Peo,

Tìm hiểu về Gỗ Chẹo Tía

Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm; những ứng dụng của cây Chẹo Tía để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Chẹo Tía Có Tốt Không?” “Chẹo Tía có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Chẹo Tía

– Đây là cây có gỗ lớn. Cây có chiều cao trung bình khoảng từ 6- 8m. Nếu cây sống trong điều kiện thích hợp; thì cây có thể cao tới gần 10m

– Lá kép lông chim khá nhẵn; thường bao gồm 2-5 đôi lá chét hình ngọn giáo; có chiều dài từ 5-15mm. Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới thì màu nhạt hơn.

– Hoa cái thi thoảng có cuống. Bầu có 4 đầu nhụy, không có vòi. Hoa đực mọc thành hình đuôi sóc, tụ thành các chùy. Hoa đực hầu như không cuống; bao hoa thì có 4 thùy 10 nhị.

– Quà chẹo tía mọc thành bông dài tầm 25cm. Hạt được bao bọc bởi lá bắc chừng 3 thùy.

– Cây có tốc độ sinh trưởng của khá nhanh.

– Chẹo tía được nhân giống bằng hạt hoặc được tái sinh bằng chồi.

– Loài cây này thuộc cây ưa sáng; chịu được điều kiện hanh khô; nên phù hợp ở những vùng khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt

Sự phân bố của Gỗ Chẹo Tía

– Chẹo tía mọc nhiều ở Malaysia; Lào; miền Tây Nam Trung Quốc.

– Ngoài ra, cây còn mọc hoang khắp các vùng rừng núi Việt Nam nhiều nhất ở Trung Bộ và Bắc Bộ. Có thể kể đến vùng trung du miền núi phía Bắc từ Bắc Thái; Hà Bắc; Hà Tây; Nghệ An tới Quảng Trị; Quảng Nam; Đà Nẵng, Kontum.

Gỗ Chẹo Tía thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Chẹo Tía đã được xếp vào Gỗ NHÓM VI – Nhóm gỗ khá nhẹ, có sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, hay cong vênh, nhưng dễ chế biến; xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Chò nhai; Bồ kết giả, Cáng lò, Chẹo tía;Chò nâu; Chiêu liêu, Đước; Chò nếp, Chò ổi; Da,….

Ưu điểm của Chẹo Tía

Cầy có một số ưu điểm nổi bật như sau:
– Cây có sức sống mãnh liệt; có khả năng chịu hạn tốt.
– Gỗ tương đối dễ gia công; giúp người thợ mộc có thể tạo ra nhiều sản phẩm đồ gỗ đa dạng.
– Giá thành gỗ không quá đắt đỏ; thích hợp với gia đình điều kiện kinh tế tầm trung.

Nhược điểm

Chính vì Chẹo Tía được xếp vào nhóm gỗ VI; nên có một số nhược điểm chung như sau:
– Gỗ khá là nhẹ, vậy nên có sức chịu đựng kém;
– Gỗ dễ bị mối mọt hay cong vênh;

Ứng dụng

– Nhờ có vóc dáng cao, vòm lá rậm, Chẹo Tía có thể được trồng làm cây cảnh; cây bóng mát tại công viên hay ven đường phố; khuôn viên trường học; bệnh viện. Nhờ đó mang không khí trong lành, giúp cải thiện ô nhiễm.

– Rễ cây có vi sinh vật cộng sinh; vì thế có khả năng cố định đạm cải tạo đất

– Người dân một số vùng dùng vỏ và lá cây giã nát cho vào nước suối đã ngăn để duốc cá.

– Chẹo tía có thể coi là một vị thuốc Nam quý; được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền.

– Thêm vào đó, gỗ có thể được ứng dụng để đóng các sản phẩm nội thất như là: giường tủ; sàn nhà; bàn ghế; trạn bát; cầu thang…

Giá của Gỗ Chẹo Tía

Gỗ Chẹo Tía giá bao nhiêu? hay Gỗ Chẹo Tía có đắt không? là những câu hỏi thường được đưa ra; nhất là khi bạn đang xem xét lựa chọn loại gỗ này phải không?

Gỗ Chẹo Tía có giá cả dao động và thay đổi tùy thuộc vào vùng mà cây lớn lên; chất lượng hay là kích thước; kể cả đến địa chỉ mua hàng ở đâu.

Trên thị trường bán buôn gỗ hiện nay; Chẹo Tía không có giá “quá mắc” giống các dòng gỗ quý nhóm I. Bạn có thể tham khảo mức giá thường có ở NHÓM VI là: 2.000.000 VNĐ/ m3 gỗ tròn hay 2.500.000 VNĐ/m3 gỗ hộp.
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!