Gỗ Chôm Chôm Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-chom-chom
5/5 - (1 bình chọn)

Cây Chôm Chôm vô cùng quen thuộc với đời sống thường nhật của con người; từ ăn quả đến đóng đồ dùng gia đình. Chính vì thế; gỗ loài cây này được ứng dụng khá nhiều trong ngành sản xuất nội thất… Hãy cùng tìm hiểu Gỗ Chôm Chôm thuộc nhóm nào? “Gỗ Chôm Chôm có tốt không?” qua bài viết dưới đây nhé!

go-chom-chom

Gỗ Chôm Chôm là gỗ gì?

Chôm chôm có tên khoa học là Nephelium bassacense Pierre. Loài cây này thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Một số vùng gọi chôm chôm là lôm chôm – tượng hình cho trạng thái lông của quả loại cây này.
Chôm chôm cùng họ với các loại quả như: vải, nhãn (giống nhau về đặc tính thực vật; phần ăn được và hương vị cũng giống nhau).

Tìm hiểu về Gỗ Chôm Chôm

Hãy cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu nhiều hơn về đặc điểm, tính chất; và công dụng của cây Chôm Chôm để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Chôm Chôm Có thực sự Tốt Không?” “Chôm Chôm có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Gỗ Chôm Chôm

– Ở trạng thái tự nhiên; chôm chôm thường khá lớn. Cây cao tới 20 – 30 m. Tuy nhiên; những cây trồng từ cành chiết, hay ghép thường chỉ cao từ 4 – 7 m.

– Cây phân cành mạnh. Lá nhỏ màu xanh non, khi già xanh đậm. Lá mọc cách; kép lông chim chẵn; mang từ 1 đến 6 đôi lá chét. Lá chét gần như mọc đối; hình trứng hay trứng ngược.

– Hoa mọc hình chùm, hoặc thành cụm ở nách lá; gần đỉnh cành. Hoa đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc hay hoa lưỡng tính. Đài hoa từ 3 đến 5mm, tỏa mùi thơm dịu.

– Quả hình bầu dục hay gần hình cầu; kích cỡ 5 – 7 x 4 – 5 cm. Khi chín, quả có màu đỏ hay vàng; gốc thường có phân quả lép. Vỏ quả dày từ 2 – 2,5 mm; thường có gai dài khoảng 0,5 – 2 cm. Hạt nhỏ được bọc bởi một lớp tử y; dày màu trắng ngà đến vàng nhạt; tử y dính hay không dính vào vỏ hạ. Rốn hạt ở gốc; gần tròn. Mỗi chùm đậu quả độ trên dưới 20 trái.

Sự phân bố của Gỗ Chôm Chôm

Chôm chôm là giống cây trồng khởi nguyên ở Đông Nam Á. Cây còn được trồng và mọc hoang ở nhiều nước châu Á: Lào, Campuchia; Nam Trung Quốc; Thái Lan, Malaysia, indonesia; Philippin, Myanmar.

Ngày nay, cây được trồng các vùng gồm châu Đại Dương; châu Phi; Trung Mỹ và đặc biệt là càng ngày càng gia tăng ở Úc và quần đảo Hawaii.

Chôm chôm phù hợp cho những vùng đất không ngập nước. Do đó, tại Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai; Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, cây mọc hoang ở hầu khắp các tỉnh như: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang; Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây; Thái Nguyên; Hoà Bình, Ninh Bình; Đồng Nai; Nghệ An, Kon Tum; Lâm Đồng, Bình Dương.

Chôm Chôm thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Chôm Chôm đã được xếp vào Gỗ NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình; được dùng phổ biến trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ nội thất; được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Bản xe; Ca bu; Chò lông; Bời lời giấy, Cồng chìm; Dải ngựa; Dầu ….

Ưu điểm của Gỗ Chôm Chôm

Chôm Chôm mang khá nhiều ưu điểm nổi bật; mà chúng ta có thể kể đến như:

– Gỗ Chôm Chôm khá cứng; ít bị mối mọt, chịu được va đập.

– Gỗ màu đỏ nâu. Do vậy, tạo nên màu sắc đẹp mắt; cho các sản phẩm đồ gỗ.

– Giá thành gỗ phải chăng. Bởi thế; phù hợp với điều kiện những gia đình tầm trung.

– Cây có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Chúng ta có thể tận dụng từ hầu hết các bộ phận của cây.

Ứng dụng

Như đã nói ở trên, Chôm Chôm có nhiều công dụng khác nhau; được tận dụng tối đa từ các bộ phận của mình.

Cành lá non; vỏ quả dùng để nhuộm màu. Hạt được dùng để sản xuất bơ cacao; nguyên liệu sản xuất kẹo sôcôla; ép lấy dầu để ăn; làm xà phòng hoặc là nến. Chôm chôm là cây trồng cho quả ăn rất được ưa thích.

Quả chín có tử y (thịt quả); khi ăn có vị ngọt; thơm nhất là các giống róc hạt. Nhờ đó, quả mang lại giá trị kinh tế vì có thể ăn tươi hoặc được đóng hộp (nhưng hương vị sẽ bị giảm đi một chút). Vỏ quả còn được sấy khô làm thuốc chữa ỉa chảy; kiết lỵ.

Hiện tại Gỗ Chôm Chôm khá được yêu thích và chọn lựa trong ngành xây dựng; hoặc thiết kế nội thất; đặc biệt là đóng đồ dùng trong gia đình. Ví dụ như: cửa gỗ; làm báng súng; khuôn cửa; sàn nhà; giường ngủ; tay vịn cầu thang; bàn ghế…Những sản phẩm đó vô cùng an toàn; bền đẹp; đặc biệt là ngày càng đa dạng về mẫu mã; hình dáng thiết kế.

Giá của Gỗ Chôm Chôm

Gỗ Chôm Chôm giá bao nhiêu? hay Gỗ Chôm Chôm có đắt không? chắc chắn là các câu hỏi mà bạn luôn đặt ra; nhất là khi bạn muốn tìm hiểu; xem xét lựa chọn loại gỗ này phải không?

Tùy từng vùng đất khác nhau mà cây sinh trưởng; hay tại từng thời điểm; hoặc kích thước và chất lượng gỗ; thậm chí địa chỉ mua hàng mà Gỗ Chôm Chôm có giá cả khác nhau.

Trên thị trường gỗ hiện tại; giá cả của Chôm Chôm không hề “đắt đỏ” như các loại gỗ nhóm i như: Gõ đỏ; gỗ Gụ; gỗ Cẩm; hay Giáng hương. Bởi vậy; giá thành của gỗ này rất phải chăng; phù hợp với điều kiện kinh tế nhiều gia đình hiện nay. Bạn có thể tham khảo mức giá sau: khoảng từ 4-8 triệu/m3 gỗ.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!