Gỗ Dầu Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-dau
4.7/5 - (13 bình chọn)

Dầu là loại cây cung cấp vật liệu quen thuộc được con người sử dụng phục vụ cho đời sống như: xây nhà, làm giấy; làm chất đốt; vũ khí, xây thành lũy; cầu gỗ… Loại gỗ này được ưa chuộng và mang lại giá trị cao trong lĩnh vực thiết kế nội thất và một số ngành công nghiệp.… Hãy cùng tìm hiểu Gỗ Dầu thuộc nhóm nào? hay ưu điểm của nó là gì qua bài viết dưới đây nhé!

go-dau

Gỗ Dầu là gỗ gì?

Dầu có tên khoa học là Dipterocarpus sp; danh pháp hai phần: Dipterocarpus alatus.
Đây là loài thực vật thuộc họ Dầu.

Tìm hiểu về Gỗ Dầu

Hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm; tính chất; và công dụng của cây Dầu để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Dầu Có thực sự Tốt Không?” “Dầu có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Gỗ Dầu

– Đây là loại gỗ lớn; thân tròn và thẳng. Chiều cao trung bình từ 40 đến 50m; thậm chí, có cây lên tới 70m.

– Đường kính thân từ 70 – 80cm. Vỏ cây màu xám nâu; bong thành những mảnh nhỏ.

– Cành cây có đường kính lớn. Cành non; cuống và mặt dưới lá của cây dầu đều phủ lông hình sao. Tán lá hình nón khá dày.

– Lá đơn mọc cách; hình trứng hay trái xoan thuôn; dài từ 25 – 30cm; rộng khoảng 8 – 15cm; gân bên từ 15 – 20 đôi.

– Cụm hoa dài khoảng 12cm; hoa gần như không cuống. Ống đài có 5 cánh; hai cánh đài to hơn các cánh đài khác. Nhị nhiều; đính thành 2 vòng. Hoa thường nở vào tháng 11 đến tháng 12.

– Quả lớn; đường kính khoảng 24cm, rộng từ 2 – 4cm; có 3 – 5 gân; 3 gân dài tới đỉnh. Quả khi non có màu đỏ tươi; lúc già có màu nâu. Quả chín vào tầm tháng 4 – 5.

Sự phân bố của Gỗ Dầu

Cây dầu phân bố trong rừng nhiệt đới ẩm tại Campuchia; Lào; Thái Lan và Việt Nam.
Tại Việt Nam; loài cây này thường quần tụ dọc theo bờ sông. Đây còn là cây chủ yếu tại các khu rừng phục hồi dọc theo sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên.
Năm 2011, một quần thể cây Dầu quý hiếm; nguyên sinh và thuần chủng lớn nhất tại Việt Nam đã được phát hiện tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Dầu thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Dầu đã được xếp vào Gỗ NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình; được dùng phổ biến trong xây dựng hay sản xuất đồ gỗ nội thất; được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Bản xe; Cồng chìm; Chò lông; Dải ngựa; Bời lời giấy, Ca bu;…

Ưu điểm của Gỗ Dầu

Dầu sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật; mà chúng ta có thể kể đến như:

– Độ bền: Dầu có độ bền tương đối cao; sử dụng một khoảng thời gian dài không lo mục; hay mối mọt. Ngoài ra; gỗ vẫn giữ bền khi tiếp xúc với nước; dĩ nhiên là sau khi được tẩm sấy; gia cố kỹ thuật.

– Tính thẩm mỹ: Gỗ thích hợp cho những ai yêu thích phong cách bình dị; mộc mạc của những ngày tháng xưa cũ.

– Họa tiết: Gỗ Dầu có nhiều kích thước khác nhau; tạo nên sự phong phú. Vì thế; với loại gỗ này; người thợ có thể chế tạo ra những họa tiết; kết cấu chắc chắn. Điều này thường không làm được ở gỗ công nghiệp (vì nó được sản xuất theo tấm có độ dày cố định và giới hạn)

– Gỗ dễ làm; dễ gia công.

– Giá thành gỗ vô cùng phải chăng.

Nhược điểm

Gỗ Dầu không được ưa chuộng như những loại gỗ khác vì chúng không mang màu sắc, đặc tính và mùi hương thơm đặc biệt của chính nó.
– Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thô.

Ứng dụng

Gỗ Dầu từ xa xưa đã rất được con người ưa chuộng và sử dụng nhiều. Từ kinh nghiệm của những người cao tuổi; thì gỗ khó bị loài mối ăn và tương đối cứng; vì thế nó được dùng nhiều trong các vị trí công tác là sàn gác gỗ; đà gác gỗ; đòn tay gỗ,..

Ngày nay, Dầu vẫn mang nhiều công dụng khác nhau trong cuộc sống. Chúng ta có thể kể đến việc lựa loại gỗ này trong thiết kế nội thất; như đồ dùng trong gia đình: cửa gỗ; khuôn cửa; công cụ; sàn nhà; tay vịn cầu thang; giường ngủ; bàn ghế… Những sản phẩm đó thân thiện; và ngày càng đa dạng hơn về hình dáng thiết kế.

Đây cũng là nguyên liệu chắc chắn giúp gia cố những công trình thêm vững chãi và bền lâu.
Nhựa cây còn được dùng trong kỹ nghệ hoá mỹ phẩm để làm sơn; dầu bóng; vecni; công nghệ in; kỹ nghệ dược phẩm. Đặc biệt, trong y dược; nhựa ứng dụng để điều trị băng bó vết thương và viêm loét. Ngoài ra lá; hoa và vỏ cây cũng có thể điều chế ra các dược liệu.

Thêm vào đó, cây dầu còn có tác dụng tạo cây xanh tạo bóng mát cho các công trình; đường phố; ví dụ như: khu bảo tồn; các công viên, khuôn viên trường đại học; bệnh viện; công trình đô thị tạo bóng mát; cải thiện khí hậu,… Trồng cây hai bên đường vừa mang đến đặc trưng riêng cho con đường đó; vừa có giá trị kinh tế sau này.

Giá của Gỗ Dầu

Gỗ Dầu giá bao nhiêu? hay Gỗ Dầu có đắt không? chắc chắn là các câu hỏi bạn luôn đặt ra; nhất là khi bạn xem xét, cân nhắc lựa chọn loại gỗ này phải không?

Gỗ Dầu có giá cả khác nhau; tùy thuộc vào từng vùng đất mà cây sinh trưởng và phát triển; kích thước và chất lượng gỗ; thậm chí đến cả địa chỉ mua hàng.

Tuy nhiên; trên thị trường gỗ hiện tại; giá cả của Dầu không hề “đắt đỏ” như các loại gỗ nhóm I; ví dụ như: gỗ Cẩm; Gõ đỏ; Gụ; hay Gỗ Giáng hương. Bởi vậy; giá gỗ vô cùng phải chăng; phù hợp với điều kiện kinh tế tầm trung của các gia đình. Bạn có thể tham khảo mức giá 5.500.000 VNĐ cho 1 m3 gỗ tròn; 7.500.000 VNĐ cho 1m3 gỗ hộp; và 11.500.000 VNĐ cho 1m3 gỗ phách.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!

Một bình luận cho “Gỗ Dầu Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết”

Bình luận đã bị khoá.