Gỗ Dổi Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-doi
5/5 - (2 bình chọn)

Gỗ Dổi là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta. Loài cây này đã trở thành “gương mặt thân quen” trong thị trường khi thác đồ gỗ. Vậy Gỗ Dổi là gỗ gì? Gỗ Dổi làm nội thất có tốt không? hay Dổi có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu mọi thứ về loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!

go-doi

Gỗ Dổi là gỗ gì?

Dổi (tên gọi khác Giổi) có tên khoa học là: Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv. Cây thuộc họ Ngọc Lan – Magnoliaceae.

Tìm hiểu về Gỗ Dổi

Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm nhận biết; ứng dụng của cây Dổi để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Dổi Có Tốt Không?” “Dổi có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Dổi

– Cây thường xanh, chiều cao có thể tới 35m, thậm chí là 40m. Đường kính gốc lên tới 100cm

– Thân cây cao; tròn, thẳng; cành đâm ra ở trên cao.

– Vỏ cây nhẵn bóng có màu xám

– Cành non có lông; lá đơn, hình bầu dục dài; mọc cách nhau trên cành. Mới nhìn giống lá cà phê hoặc lá hoa ngọc lan. (Cây có họ với hoa ngọc lan Magnoliaceae).

– Hoa đơn nằm ở đầu cành; tương đối giống với hoa ngọc lan. Quả kép dài khoảng từ 5-8cm; chứa chừng 1-3 hạt. Khi chín có màu đỏ, bóng láng.

Sự phân bố của Gỗ Dổi

Dổi là cây Nam Á nhiệt đới ẩm. Cây chủ yếu phân bố trên vùng đồi núi nơi có lượng mưa khá cao. Feralit đỏ, đỏ vàng; phong hóa trên granit; diệp thạch, phiến thạch cát…là những tầng đất dày, ẩm ướt, phù hợp để cây dổi mọc tốt.

Riêng tại núi phía Bắc, cây Dổi thường mọc ở góc Đông Nam từ vùng bờ vịnh Bắc bộ đến vùng Quảng Ninh; Lạng Sơn và Cao Bằng.

Dổi thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Dổi được xếp vào Gỗ NHÓM IV – Nhóm gỗ có màu tự nhiên; thớ khá mịn, bền, dễ gia công; xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Re gừng; Sụ; Sến bo bo; So đo công, Sến đỏ, Thông ba lá…

Gỗ Dổi bao gồm bao nhiêu loại?

Dổi được chia thành một số loại sau:
+ Dổi găng
+ Dổi chun
+ Dổi xanh
+ Dổi đá
+ Dổi lào
+ Dổi vàng

Ưu điểm của Gỗ Dổi

– Thớ gỗ khá mịn; dai và mùi thơm rất đặc trưng.
– Vân gỗ đẹp, đậm và sắc nét.
– Dù không nặng như nhiều loại gỗ khác, gỗ khá nhẹ; nhưng lại có khả năng chống mối mọt rất cao. Bởi vì bên trong lõi có tinh dầu; giúp mối mọt tránh xa. Nhờ vậy, những sản phẩm nội thất bền bỉ theo thời gian.
– Ít bị cong vênh khi gặp thời tiết khắc nghiệt. Không bị biến màu qua sản xuất hay trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm

– Loại gỗ này khô khá chậm. Thêm vào đó, nguy cơ bị co rút hay rạn nứt, biến dạng khi khô

– Dổi có giá thành khá cao. Thậm chí, trên thị trường, giá gỗ có xu hướng tăng lên.

– Do Dổi phản ứng với sắt; nên tiêu dùng đinh mạ kẽm thay vì đinh sắt.

Ứng dụng

Dổi rất thích hợp trong xây dựng nhà cửa và đóng đồ nội thất như: tủ bếp, bàn trà, sàn gỗ, kệ tivi; bàn ghế sofa; giường; Giá sách, Bàn làm việc, Bàn phấn; phản nằm và một số sản phẩm mỹ nghệ…

Gỗ Dổi làm nội thất có tốt không? Dựa vào nhiều ưu điểm kể trên; thì câu trả lời chính là “Tất nhiên rồi”. Tuy nhiên, để đánh giá một chất liệu gỗ tốt hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy, bạn phải cẩn thận khi lựa chọn gỗ và quá trình sử dụng của gia đình.
Ngoài giá trị khai thác về gỗ cho công nghiệp; cây còn có tác dụng lớn trong các bài thuốc đông y. Như là: táo bón sử dụng quả dổi. Dùng vỏ rễ sắc với nước ngày uống 2 lần, chỉ cần chừng 30g. Với người già bị ho khan, có thể dùng quả dổi sắc lấy 12-15g uống thay trà hàng ngày.

Giá của Gỗ Dổi

Gỗ Dổi giá bao nhiêu? hay Gỗ Dổi có đắt không? là câu hỏi bạn thường hay đặt ra khi xem xét lựa chọn loại gỗ này đúng không?

Dổi có giá cả thay đổi đôi chút: dựa vào vùng đất cây lớn lên hay sinh trưởng; chất lượng; kích thước gỗ; đến cả địa chỉ mua gỗ ở đâu. Trên thị trường gỗ hiện nay; giá thành của Dổi bạn có thể tham khảo như sau: Trị giá thu từ sau 30 năm

– 100 cây x 1m3 x 15 triệu đồng = 1 tỷ 500 triệu

– Tổng thu một ha cây dổi sau 30 năm = 3 tỷ đồng và có thể hơn thế

Ngoài ra, giá 25 triệu- 35 triệu/ m3 gỗ tròn. Hạt dổi dùng làm thuốc chữa bệnh hay làm gia vị giá 1.500.000 đ/ kg.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

 

 

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!