Gỗ Đước Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go duoc
4.9/5 - (15 bình chọn)

Cây Đước chắc hẳn là một cái tên vô cùng gần gũi với mọi người. Chính vì vậy, nếu bạn tìm hiểu kỹ thì loại cây này mang đến rất nhiều giá trị và ứng dụng tới cuộc sống; kể cả là ngành thiết kế nội thất. Vậy Gỗ Đước là gỗ gì? Loại cây này có đắt không? Đước có những ưu điểm gì?. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

go duoc
Gỗ Đước là gỗ gì?

Đước hay còn có tên gọi là đước đôi. Loài cây này có tên khoa học là Rhizophora conjugata Linh. (danh pháp hai phần: Rhizophora apiculata). Đây là loài thực vật thuộc họ Đước

Tìm hiểu về Gỗ Đước

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Đước để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Đước Có Tốt Không?” “Đước có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Đước

– Đước là thực vật thân gỗ; chiều cao trung bình từ 20 đến 35m.
– Thân cây mọc khá thẳng, tròn; trên thân có nhiều vết rạn hình ô vuông. Đường kính thân khoảng 30 đến 45 cm.
– Vỏ cây màu từ xám trắng cho đến nâu đen.
– Cành cây đước có tính phân tán với cành cao, cành thấp. Các cành cây mọc thành tán hình lúc nhỏ; còn khi cây ở tuổi trưởng thành, sẽ tự biến đối thành hình trụ.
– Lá cây đước mọc đối xứng từng đôi một với nhau. Chúng là các lá đơn, hình con thoi, tương đối thuôn, dài, đầu lá nhọn; rất cứng, mặt lá có màng sáp, bóng loáng, có phản quang để tránh khỏi việc mất nước.
– Hoa đước không có cuống, màu đỏ lợt; thường mọc thành cụm, hình tán, và mỗi cặp có 2 hoa mọc ra từ nách lá. Mùa hoa vào tháng 4, tháng 5 hàng năm.
– Quả đước trên nhỏ, dưới phình to, đặc biệt có hình dáng giống quả lê. Mùa quả chín là từ tháng 7 đến tháng 10.

Sự phân bố của cây Đước

Loài này phân bố ở: Australia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nouvelle-Calédonie, Singapore, quần đảo Solomon, Papua New Guinea, Philippines; Đài Loan, Maldives, Sri Lanka, Thái Lan, Vanuatu và Việt Nam
Ở Việt Nam, cây đước phân bố tập trung dọc theo bờ biển; từ các tỉnh Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết cánh rừng đước đều là những tuyến rừng phòng hộ quan trọng ở các vùng biển của nước ta.

Gỗ Đước thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Đước được xếp vào Gỗ NHÓM VI – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh, dễ chế biến; được xếp cùng các loại gỗ như: Bạch đàn chanh, Bạch đàn liễu, Bứa lá thuôn, Bạch đàn trắng, Cáng lò,
Chẹo tía, Bạch đàn đỏ, Chiêu liêu,….

Đặc tính của Gỗ Đước

– Cây chống mối mọt khá kém; sức chịu đựng không cao; dễ bị cong vênh.
– Đước là loại gỗ có mùi thơm tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu.
– Gỗ tương đối dễ chế biến

Ứng dụng

Đối với con người, cây đước có khá nhiều lợi ích như:

Gỗ Đước được sử dụng nhiều để làm củi đun; dùng cho các hộ dân sinh sống xung quanh.

Thân cây đước được khai thác lấy làm gỗ để đóng các vật dụng phục vụ sinh hoạt như: giường tủ, bàn ghế, kệ…Tuy nhiên, để khai thác được gỗ phải mất khoảng thời gian 20 năm. Vỏ cây đước được sử dụng trong các ngành như: công nghiệp gỗ, giấy, in, da, nhuộm lưới…

Ngoài ra, tại các địa phương có rừng đước đã được khai thác để phục vụ du lịch sinh thái ngập mặn.

Giá của Gỗ Đước

Gỗ Đước giá bao nhiêu? Gỗ Đước có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Thực tế thì để giải đáp vấn đề Đước giá bao nhiêu, cần phải dựa vào yếu tố hay phương diện khác nhau như: tuổi đời; thớ gỗ …Nhờ đó, ta mới có thể xác định giá chính xác nhất về gỗ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, giá gỗ từ cây đước hiện chỉ còn từ 500.000 – 600.000 đ/khối; đã giảm gần một nửa so với thời điểm cùng kỳ năm trước.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!