Cây Gáo Vàng là loại cây có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng cho khai thác gỗ để sản xuất các đồ gia dụng, phục vụ cho xây dựng, hay làm nguyên liệu giấy… thì lá, vỏ gỗ và quả còn được dùng làm dược liệu chữa bệnh. Vậy Gỗ Gáo Vàng là gỗ gì? Gáo Vàng có đắt không?. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Gỗ Gáo Vàng là gỗ gì?
Gáo Vàng có tên khoa học là: Adina sessifolia Hook (danh pháp hai phần: Nauclea orientalis). Đây là một loài thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae).
Gáo vàng hay có tên gọi khác là gáo nam, cây thiên ngân, vàng kiêng hay vàng kiên.
Tìm hiểu về Gỗ Gáo Vàng
Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Gáo Vàng để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Gáo Vàng Có Tốt Không?” “Gáo Vàng có ưu điểm là gì?”
Đặc điểm nhận biết cây Gáo Vàng
– Gáo vàng là cây gỗ lớn nhanh, chiều cao có thể tới 30-35m.
– Đường kính thân chừng 100 cm. Vỏ hơi mỏng, xù xì, có màu xám nhạt.
– Ngọn cây rộng và dạng tròn; các tán cây được sắp xếp thành nhiều tầng riêng biệt. Tán cây có hình tháp, tương tự như dáng thông, tùng.
– Phiến lá hình trái xoan, dài chừng 8-25cm.
– Hoa mọc thành cụm, thành chùm có màu vàng và mùi thơm. Hoa thường tập trung thành hình đầu; đơn độc ở đầu cành. Hoa thường nở vào tháng 3
– Quả khi hình thành sẽ dính lại với nhau; giống như một khối, hình cầu. Quả sẽ chín vào khoảng tháng 7.
Sự phân bố của Gỗ Gáo Vàng
Cây có thể sinh trưởng ở vùng nhiều nước, bán ngập và ven sông suối. Gáo Vàng chỉ phân bố nhiều ở vùng Nam Á; Đông Nam Á; đảo Papua New Guinea và Australia.
Gáo Vàng thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Gáo Vàng được xếp vào Gỗ NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, có sức chịu đựng tương đối kém; và khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Lành ngạnh hôi; Me, Mý; Lõi khoai,Mã, Mò cua, Lọng bàng, Ngát…
Ưu điểm của Gỗ Gáo Vàng
– Gỗ cứng ở mức trung bình và khá nặng (tương đương loại gỗ sa mộc); có màu vàng đều, kết cấu thớ mịn. Gỗ dùng để làm nhiều đồ gia dụng thông thường và đồ thủ công khác nhau.
– Gỗ khô nhanh, bám sơn tốt, chế biến rất dễ.
– Sợi gỗ to, dài và dễ sấy khô
Nhược điểm
– Gáo Vàng thuộc nhóm gỗ nhẹ, vậy nên có sức chịu đựng tương đối kém.
– Tính chịu lực kém, khi ngâm nước dễ đổi màu; cây mọc ở vùng nhiệt đới dễ bị mối mọt Biện pháp cần làm để xử lý là ngâm tẩm trong hóa chất.
Ứng dụng
Gáo vàng là loại cây giúp bà con nông dân phát triển kinh tế và ngày càng được nhân rộng ở nhiều tỉnh thành nước ta.
Gỗ có màu vàng sẫm hoặc nâu cánh dán, được dùng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ và đặc biệt là đóng đồ gia dụng; đồ thủ công mỹ nghệ; thùng xe, trang trí kiến trúc. Và đây còn là nguyên liệu vô cùng tốt để làm ván sợi nhân tạo; ván MDF và bột giấy…bởi vì nó có kết cấu đều; sợi gỗ thô dài; nhanh khô và khó nứt.
Với khả năng chịu được khô hạn và lũ lụt; loại cây này thường được trồng tập trung giúp bảo vệ đất, đặc biệt là các khu vực như bờ đê; lưu vực sông và ven đường…Thêm vào đó, tận dụng đặc điểm lớn nhanh và thân thẳng của cây, nhiều người đã kết hợp để trồng tiêu giúp gia tăng thu hoạch và tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.
Vỏ và rễ cây gáo vàng còn sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh như: xơ gan cổ chướng; trị tiêu chảy và đau răng. Quả được dùng chữa ho; cảm lạnh và đau dạ dày rất hiệu quả. Còn lá cây được dùng trị mụn nhọt hay ung bướu và có dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Giá của Gỗ Gáo Vàng
Gỗ Gáo Vàng giá bao nhiêu? Gỗ Gáo Vàng có đắt không? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời nhé!
Giá thị trường hiện tại với mức thấp nhất khoảng 1,5 triệu đồng/m3 thì sẽ thu được 750 triệu đồng/ha cây Gáo Vàng. So với cây tràm hay keo sau 5 năm mới chỉ thu hoạch tối đa khoảng 70 triệu đồng/ha, thì cây Gáo Vàng cho thu nhập cao gấp 10 lần.
Ngoài ra, mức giá sẽ có sự dao động và bạn có thể tham khảo mức giá chung cho loại gỗ nhóm VII là: khoảng 1.500.000 VNĐ/m3 với gỗ tròn và chừng 2.300.000 VNĐ/m3 với gỗ hộp.
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.