Gỗ Giáng Hương Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-giang-huong
5/5 - (4 bình chọn)

Nhắc đến các loại gỗ quý khi thiết kế nội thất, chắc hẳn không ít người sẽ nghĩ về Gỗ Giáng Hương; với nhiều ưu điểm vượt trội. Nhưng các sản phẩm làm từ Giáng Hương có quá nhiều loại nên rất khó để nhận biết cũng như lựa chọn. Hãy cùng tìm hiểu Gỗ Giáng Hương từ Đặc Điểm, Công Dụng; để không bị nhầm với các loại gỗ khác trên thị trường qua bài viết dưới đây nhé!

go-giang-huong

Gỗ Giáng Hương là gỗ gì?

Giáng Hương có tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz. Đây là một loại cây rừng tự nhiên rất quý thuộc họ Đậu (Fabaceae)
Giáng Hương có một số tên khác như: Giáng/dáng hương; giáng/dáng hương quả to; giáng/dáng hương chân, giáng/dáng hương căm-pôt, song lã…

Tìm hiểu về Gỗ Giáng Hương

Hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của cây Giáng Hương để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Giáng Hương Có thực sự Tốt Không?”

Đặc điểm nhận biết cây Giáng Hương

– Giáng hương là cây gỗ lớn; cao trung bình từ 20m đến 30m; đường kính thân cây có thể lên đến hơn 1,7m. Gốc có bạnh, thân thẳng.

– Tán cây hình ô. Cành non lông mịn, cành già nhẵn. Vỏ cây màu nâu xám; dày trung bình 1,5 – 2 cm; nứt dọc, thịt vỏ màu hơi vàng; đặc biệt, khi vạc vỏ chảy nhựa màu đỏ tươi.

– Lá cây dài khoảng 20cm – 35cm, hình lông chim mang 7-13 lá chét xếp so le. Chóp lá nhọn hoặc tù; gốc lá có lông rải rác ở mặt dưới; cuống lá dài từ 4-5 mm.

– Hoa màu vàng, cành hoa dài khoảng 5cm – 9 cm. Cụm hoa hình chùy ở nách lá phía đỉnh cành, dài khoảng 10-15 cm, có lông màu nâu nhạt.

– Quả gần như tròn, có đường kính 4,5cm đến 7cm, chứa hai hoặc ba hạt. Hạt hình lưỡi liềm, khi chín có màu nâu sáng, dài tầm 9mm.

– Cây có khả năng tái sinh bằng chồi hoặc hạt

Sự phân bố của cây Giáng Hương

Trên thế giới, Giáng hương “có mặt” tại một số nước như: Lào, Campuchia, Myanma, Thái Lan, Nam Phi, Nam Mỹ.

Ở Việt Nam, Giáng hương sinh trưởng trong hai kiểu rừng là rừng khộp và rừng bán thường xanh; phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Kon Tum (Sa Thầy), Phú Yên (Sơn Hoà), Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương.

Gỗ Giáng Hương thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam thì Gỗ Giáng Hương được xếp vào Gỗ NHÓM I – Nhóm gỗ quý hiếm, vân gỗ đẹp, giá trị kinh tế cao; được xếp cùng với loại gỗ khác như: Bằng Lăng cườm, Cẩm lai,…

Cách nhận biết các loại Giáng Hương

– Gỗ rất khô, cứng cáp, chắc và nặng; khi ngửi có mùi thơm đặc trưng vô cùng dễ chịu.

– Khi quan sát thì bề mặt gỗ có màu đỏ hoặc màu vàng. Nếu bạn thử nhìn kỹ, bạn sẽ thấy vân gỗ rất đẹp và có chiều sâu rất thẩm mỹ; thớ gỗ dai và dẻo.

– Một cách nữa theo kinh nghiệm cha ông để lại; giúp bạn nhận biết gỗ hương: lấy mùn của gỗ ngâm với nước ấm, trong khoảng 2 tiếng. Nếu nước đổi sang màu vàng hơi xanh nhẹ giống như nước chè loãng thì đó đúng là giáng hương rồi. Chính vì thế, sản phẩm khi đã được sơn, thì bạn chỉ cần dùng giấy ráp (giấy nhám) loại 240 hoặc 220 chà ở mặt dưới của sản phẩm đó; rồi ngâm vào nước thì sẽ có được kết quả.

Các loại Giáng Hương phổ biến tại thị trường Việt Nam

Có khá nhiều loại Giáng hương nhưng tất cả chúng đều có mùi thơm. Vậy làm thế nào để phân biệt được các loại khác nhau và giá trị của chúng?

Gỗ Giáng Hương Đỏ Việt Nam

Loại gỗ này còn gọi là gỗ hương ta, dáng hương hoặc đinh hương.
Giáng Hương đỏ là loại gỗ quý hiếm với vân gỗ đẹp nhất và giá vô cùng đắt nhất. Tuy nhiên, từ năm 1992, loại gỗ này đã được xếp vào loại gỗ nhóm I bị cấm khai thác. Chính vì thế, trên thị trường gỗ hiện nay còn rất ít, chủ yếu là gốc và rễ cây.

Dù gỗ nguyên cây (nguyên tấm) vẫn có nhưng rất hiếm. Nguồn chủ yếu là do lâm tặc khai thác trái phép, sau đó buôn lậu trên thị trường.

Giáng Hương Đỏ Lào và Campuchia

Bởi vì nước ta cấm khai thác Giáng hương nên nguồn gỗ tại thị trường Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Lào và Campuchia.

Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tương đối giống nhau ở 3 quốc gia Đông Dương nên cây giáng hương của Lào và Campuchia khá giống với Việt Nam. Người không có kinh nghiệm rất khó để phân biệt được. Tuy nhiên, theo giới buôn đồ gỗ chuyên nghiệp; màu sắc và vân Gỗ Giáng Hương ở Lào hay Campuchia vẫn kém tươi hơn Việt Nam.

Gỗ Giáng Hương Đỏ Nam Phi (hương huyết)

Khác với hương đỏ ở các nước Đông Dương, loại giáng hương đỏ nhập từ Nam Phi; lúc mới cắt có mùi thơm nhẹ, nhưng để lâu sẽ bị mất mùi. Dát gỗ có màu vàng nhạt. Vân gỗ mịn liền mạch. Tâm gỗ có màu nâu đỏ và rất đều màu. Khi đốt giáng hương đỏ Nam Phi cháy rất lâu; tỏa mùi thơm nhẹ và có tàn màu trắng. Giá giáng hương huyết Nam Phi không cao bằng hương Lào.

Lưu ý khi thi công nội thất: Hương huyết có màu đỏ thẫm và lên màu khá rực. Chính vì thế, thợ mộc có kinh nghiệm thường phải tẩy và cho hoá chất; giúp hút bớt tinh dầu trong gỗ; để gỗ bớt màu lại.

Gỗ Hương Vân Nam Phi

Gỗ còn có tên gọi khác là Hương nghệ (do gỗ có màu vàng như nghệ); hương chua hay hương thối (do mùi gỗ khi mới cắt mùi chua như đồ ăn để lâu bị lên men).
Màu sắc lớp cắt trên hương vân Nam Phi rất đều màu. Chất gỗ chắc và bền thể hiện qua đường vân có màu sắc đậm hơn.

Bởi vì miền Bắc rất oi và có độ ẩm cao; nên bàn ghế gỗ hương vân trong nhà dễ bốc mùi khó chịu nên họ không chuộng loại gỗ này như ở miền Nam. Thời tiết trong Nam khô và độ ẩm thấp hơn nên gỗ khó bị bốc mùi.

Gỗ Hương Nam Mỹ

Có lẽ đây là loại gỗ hương có giá trị thấp nhất trong các loại Gỗ Giáng Hương. Vân gỗ khá ít, gỗ cắt ra nhiều mùn. Nhưng Hương Nam Mỹ cũng tương đối cứng chắc và không bị mối mọt.

Loại gỗ này chủ yếu được dùng làm ván lát sàn hoặc một số sản phẩm nội thất khác. Gỗ Hương Nam Mỹ chắc hẳn dành cho khách hàng không phải dân chơi đồ gỗ chính hiệu; không có yêu cầu quá khắt khe về mặt thẩm mỹ; thích bền mà giá cả phải chăng.

Ưu điểm của cây Gỗ Giáng Hương

Là một trong những loại gỗ quý, Gỗ Giáng Hương có những ưu điểm gì nổi bật? Dưới đây là một số phân tích:

  • Kết cấu gỗ bền, chắc, cứng và nặng.
  • Gỗ có mùi thơm đặc trưng do chứa nhiều tinh dầu.
  • Màu sắc và đường vân hoa đẹp; có chiều sâu.
  • Cả dác và gỗ đều không bao giờ bị nứt nẻ, mối mọt.
  • Gỗ được ứng dụng đóng các đồ nội thất cao cấp trong gia đình; làm đồ mỹ nghệ.

Gỗ Giáng Hương có Nhược điểm là gì?

Như đã biết, loại gỗ này thuộc NHÓM I – Nhóm gỗ quý hiếm, vân gỗ đẹp, giá trị kinh tế cao. Vì thế, Giáng Hương có một số nhược điểm sau:

Cây rất chậm lớn. Để có một cây to cần hàng chục đến cả trăm năm
Gỗ quý và đẹp mà lại khan hiếm nên bị khai thác rất mạnh. Quan trọng hơn cả, Giáng Hương là loại gỗ cấm khai thác; nhưng vẫn có một bộ phận cố tình khai thác trái phép.

Ứng dụng của Gỗ Giáng Hương

Như đã nói ở trên, Giáng Hương là một loại gỗ quý và rất khan hiếm thuộc nhóm 1 nên rất được “săn đón” trên thị trường đồ gỗ. Vậy, Gỗ Giáng Hương có những ứng dụng gì?

Nhờ chất gỗ tốt, giáng hương thường thiết kế thành các vật dụng trang trí cao cấp có tính thẩm mỹ như tranh tạc, lục bình, tượng, ….Chắc hẳn, người chơi đồ gỗ thường thích khoe và thể hiện điều kiện qua đồ gỗ mà họ sử dụng. Đồ gỗ giáng hương sẽ mang đến không gian của bạn trở nên sang trọng và thư thái với hương thơm tự nhiên của nó.

Giáng Hương còn được làm bàn ghế, giường, tủ và sàn gỗ… nhưng rất ít do tính khan hiếm của nó; dù chúng có nhiều ưu điểm ấn tượng.

Giá của Gỗ Giáng Hương

Kết hợp bởi sự quý hiếm, chất gỗ bền, đẹp với vân; màu sắc ấn tượng đã nâng giá trị của loại cây Giáng Hương này lên hàng đắt đỏ bậc nhất.

Thực tế, rất khó để định giá hay ước lượng giá 1m3 Gỗ Giáng Hương; bởi vì còn tùy thuộc vào tuổi hoặc màu sắc gỗ. Dĩ nhiên, tuổi gỗ càng cao thì màu sắc càng sắc nét. Giá trị những giáng hương lâu năm có thể gấp đôi; thậm chí gấp ba so với những cây gỗ non.

Chính vì thế, đồ làm từ loại gỗ này rất cao; không phải ai cũng có thể sở hữu những đồ dùng xa xỉ đến thế. Bên cạnh đó, do số lượng ngày càng khan hiếm; vậy nên giá Gỗ Giáng Hương lại càng bị đẩy lên gấp nhiều lần so với nhiều năm trước.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!