Gỗ Gụ Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-gu
5/5 - (13 bình chọn)

Gỗ Gụ là một trong những loại gỗ quý không thể không nhắc đến khi thiết kế nội thất. Không chỉ “đắt giá” bởi giá trị thẩm mỹ mà còn nằm ở chất lượng sử dụng; các sản phẩm được làm từ cây gỗ này luôn được người dùng yêu thích. Hãy cùng tìm hiểu Gỗ Gụ có bao nhiêu loại? Mức giá và ứng dụng của nó như thế qua bài viết dưới đây nhé!

go-gu

Gỗ Gụ là gỗ gì?

Gụ có tên khoa học là Sindora maritima Pierre/ Sindora tonkinensis. Đây là loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ Đậu. Cây có một số tên khác như gõ dầu, gụ lau, gõ hương, gụ hương….

Tìm hiểu về Gỗ Gụ

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; cũng như công dụng của cây Gụ để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Gụ Có thực sự Tốt Không?” qua những phân tích dưới đây:

Đặc điểm nhận biết cây Gụ

– Cây gụ là dòng thực vật có thân gỗ lớn. Cây trưởng thành có độ cao khoảng từ 20 – 30m.
– Thân cây thẳng, dài và ít nhánh. Đường kính thân cây khoảng 0,6 – 0,8m; nhưng cũng có một số cây phát triển lên đến hơn 1m.
– Lá kép lông chim, chẵn; lá chét 4 – 5 đôi, hình bầu dục; dài 6 – 12cm; rộng khoảng 3,5 – 6cm. Chất lá nhẵn; cuống là chét dài khoảng 5mm.
– Cụm hoa hình chùy; dài khoảng 10 – 15cm; phủ lông nhung màu vàng hung. Hoa có từ 1 – 3 cánh, dài khoảng 8mm. Mùa hoa vào đầu tháng 3 – 5.
– Quả có hình gần tròn; hay bầu dục rộng hình; dài khoảng 7cm; rộng 4cm với một mỏ thẳng; không phủ gai; thường chỉ có 1 hạt, hiếm khi 2 – 3 hạt. Mùa quả chín bắt đầu từ tháng 7 – 9 và cây được tái sinh lại bằng hạt.

Sự phân bố của Gỗ Gụ

Loài cây này thường mọc rải rác ở trong rừng rậm nhiệt đới; ưa mưa. Cây sống và phát triển trên đất khá tốt.
Hiện nay, cây gụ phân bố chủ yếu tại Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều tại Nghệ An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn); Hà Tĩnh (Kỳ Anh); Quảng Trị (Bến Hải: Vĩnh Linh), Quảng Ninh (Uông Bí, Yên Lập), Hà Bắc; Thừa Thiên Huế (Hương Điền: sông Bồ, Thừa Lưu); Khánh Hòa (Ninh Hòa: núi Hòn Hèo); Quảng Nam – Đà Nẵng.

Cách nhận biết cây Gụ

Để nhận biết Gỗ Gụ, chúng ta có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây:

  • Màu sắc: Khi mới khai thác gỗ thường có màu vàng. Khi gỗ già hoặc để lâu hơn thường có màu nâu đỏ, hoặc nâu đậm tùy theo độ tuổi cây.
  • Độ nặng: Gụ có tỉ trọng lớn. Bởi vậy, gỗ rất nặng; nặng hơn tương đối nhiều so với các loại gỗ thông thường.
  • Mùi hương: Gỗ có mùi hơi chua hoặc đắng; tuy nhiên, lại không hăng khi ngửi.
    Tính chất của gỗ: thớ thẳng, vẫn gỗ mịn và đẹp; có hình dáng như hoa, rất đa dạng, bắt mắt

Gỗ Gụ thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam thì Gụ được xếp vào Gỗ NHÓM I – Nhóm gỗ quý hiếm, vân gỗ đẹp; giá trị kinh tế cao; và được xếp cùng với loại cây gỗ quý khác như: cẩm lai, bằng lăng cườm….

Các loại Gỗ Gụ

Hiện nay, loại gỗ này được phân loại không dựa trên tên khoa học mà dựa vào vùng miền; nơi sản xuất; quốc gia. Gụ được phân loại như sau:
– Cây gụ ta: các loại gụ truyền thống tại những khu rừng tự nhiên ở Việt Nam
– Cây gụ Lào: trồng tại Lào và được nhập khẩu vào Việt Nam
– Cây gụ mật: gỗ trồng công nghiệp; phổ biến tại Campuchia.
– Cây gụ Nam Phi: gỗ được nhập khẩu trực tiếp hay gián tiếp từ Châu Phi (thông qua quốc gia Nam Phi)

Ưu điểm của cây Gụ

Gỗ Gụ là dòng gỗ rất tốt; có giá trị kinh tế cao. Bởi vì chúng có một số ưu điểm sau:
– Thớ gỗ thẳng; vân gỗ rất mịn và đẹp. Điều đặc biệt rằng; vân gỗ sở hữu hình dáng như hình bông hoa nhìn rất thích mắt.
– Cây có đường kính thân cây lớn. Bởi thế, chúng thuận lợi cho việc thiết kế các sản phẩm nội thất mỹ nghệ.
– Loại gỗ vô cùng dễ đánh bóng; khả năng chống chịu ngoại lực tốt; ít bị cong vênh hay mối mọt; tuổi thọ và độ bền cao, có thể lên đến 100 năm tuổi.

Gỗ Gụ có Nhược điểm là gì?

Hiện nay, sản lượng cây gụ ở Việt Nam ngày một ít đi và trở nên khan hiếm. Để có nguyên liệu sản xuất; chúng thường được nhập khẩu từ một số quốc gia khác; chủ yếu là Lào.
Thêm vào đó, giá gỗ trên thị trường tương đối cao.

Ứng dụng

Gỗ Gụ là dòng gỗ vô cùng cao cấp thuộc nhóm I trong danh sách gỗ quý ở Việt Nam. Thế nên, loại gỗ này thường được dùng để thiết kế các sản phẩm nội thất mỹ nghệ. Ví dụ như: bàn ghế; sập; tủ, tranh gỗ, kệ…Các đồ gỗ được làm từ cây gụ vô cùng đa dạng; về kiểu dáng nên khách hàng có vô vàn sự lựa chọn cho ngôi nhà của mình.

Giá của Gỗ Gụ

Gỗ Gụ giá bao nhiêu? hay Gỗ Gụ có đắt không? đều là những câu hỏi bạn thường xuyên đặt ra khi muốn lựa chọn loại gỗ này.

Hiện nay, dòng gụ nhập khẩu và kể cả gụ ta; đều có mức giá không ổn định và tăng giảm tùy theo sự biến động của thị trường. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức giá 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng/1m3 gỗ.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!