Gỗ Mạ Sưa Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-ma-sua
5/5 - (13 bình chọn)

Gỗ Mạ Sưa là loại gỗ ngày càng được đánh giá cao trong xây dựng, thiết kế nội thất tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù với khá nhiều điểm mạnh và ứng dụng như vậy, nhưng nhiều người còn khá xa lạ với loại gỗ này. Gỗ Mạ Sưa là gỗ gì? Mạ Sưa thuộc nhóm nào? hay loại gỗ này có đắt đỏ không? Hãy cùng giải đáp tất cả những câu hỏi đó từ bài viết dưới đây nhé!

go-ma-sua

Gỗ Mạ Sưa là gỗ gì?

Mạ sưa có tên khoa học là Helicia cochinchinensis Lour
Đây là một loại cây thuộc Chẹo thui (Proteaceae).

Tìm hiểu về Gỗ Mạ Sưa

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Mạ sưa để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Mạ Sưa Có Tốt Không?” “Mạ Sưa có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Mạ Sưa

– Đây là loại cây thường xanh; chiều cao trung bình là 15 – 18m. Đường kính thân vào khoảng 25 – 35cm.
– Vỏ thân cây có màu xám, thịt vỏ xốp và mềm, hình mạng.
– Các lá đơn mọc đầu cành; có hình trứng ngược dài hoặc hình mác. Chiều dài lá tầm 9 – 14cm, rộng chừng 4 – 6cm; hai mặt nhẵn, có màu xanh lục thẫm. Đầu lá thuôn dần thành mũi, gốc lá khá thuôn; mép lá có răng cưa thưa từ đoạn giữa phiến đến đầu lá. Cuống lá rất ngắn mập.
– Hoa mọc thành chùm, thành cụm ở kẽ lá dài 6 – 8cm, mang chừng 40 – 50 hoa. Hoa màu vàng nhạt. Các hoa đơn độc hoặc từng nhóm 2 chiếc mọc trên trục cụm hoa. Cánh đài 4, khi nở cong xoắn ra ngoài. Bầu thì hình trứng hơi vẹo, vòi hình sợi dài. Hoa thường nở tháng 4.
– Quả hình trứng thuôn dài và hơi vẹo; có màu xám, xù xì, khá cứng dai, có nhiều xơ. Quả thường ra vào tháng 6.

Sự phân bố của cây Mạ Sưa

Trên thế giới, cây phân bố nhiều tại Trung Quốc….
Còn ở Việt Nam, cây hay mọc trong rừng lá rộng, rừng mưa mùa thường xanh nhiệt đới; hoặc rừng mưa thung lũng nhiệt đới; tiêu biểu là các tỉnh: Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam – Đà Nẵng, Thừa Thiên, Lâm Đồng (Langbiang).

Mạ sưa thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Mạ Sưa được xếp vào Gỗ NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, được dùng khá phổ biến trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ nội thất; gỗ được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Lim vang, Lõi thọ, Muồng, Mò gỗ, Ca bu, Chò lông, Chò xanh

Ưu điểm của Gỗ Mạ Sưa

Mạ Sưa là loại gỗ ngày càng được lựa chọn rất nhiều bởi vì:
– Gỗ có dác lõi hơi rõ, lõi nhỏ chiếm tầm 3/10 đường kính; tỷ trọng 0,68 – 0,72. Đặc điểm gỗ tương đối cứng, chắc, đẹp; với gỗ màu nâu, thớ thẳng, kết cấu mịn vừa.
– Cây gỗ sau khi khô ít nẻ, chịu mối mọt khá tốt.
– Mùi hương của gỗ tự nhiên dễ chịu

Ứng dụng

Gỗ của Mạ Sưa có những ưu điểm đã nêu trên là tương đối cứng, bền đẹp nên thường được ứng dụng vào việc: tạo vật dụng, nội thất gỗ, dùng làm cột, đòn tay, cửa; và kể cả nông cụ, hay đóng đồ dùng gia đình.

Ngoài ra, ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng loại cây này để chữa viêm ruột, ỉa chảy, trúng độc thuốc trừ sâu, ăn trúng độc. Quả dùng trị suy nhược thần kinh.

Giá của Gỗ Mạ Sưa

Gỗ Mạ Sưa giá bao nhiêu? Gỗ Mạ Sưa có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Thực tế thì để trả lời cho vấn đề Mạ Sưa giá bao nhiêu, thì ta rất cần xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: thớ gỗ đạt chuẩn yêu cầu hay không; tuổi đời của cây dài hay là ngắn;…Nhờ vào những yếu tố đó, ta sẽ có thể định giá chính xác nhất có thể về gỗ. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo mức giá chung thường thấy ở nhóm V như sau: 2.000.000 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m và tầm 3.000.000 đối với gỗ xẻ các quy cách dài >3m

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!