Gỗ Mạy Lay Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-may-lay
5/5 - (1 bình chọn)

Đối với dòng gỗ nhóm 1, luôn được người dùng xuýt xoa và khao khát có được một món đồ nội thất làm từ những loại gỗ đó. Tuy nhiên, có một loại cây, dù nằm ở nhóm gỗ này, nhưng lại có nhiều khác biệt. Đó chính là Gỗ Mạy Lay. Loại cây này có ứng dụng gì? Gỗ có đắt không? Loài cây này phân bố ở đâu? Hãy cùng trả lời tất cả các câu hỏi ấy qua bài viết dưới đây nhé!

go-may-lay

Gỗ Mạy Lay là gỗ gì?

Cây Mạy Lay có tên khoa học Sideroxylon eburneum A.Chev. Đây là một loài thực vật có hoa trong, ngành Hạt kín, họ và Hòa thảo. Loài này được (Munro) Kurz mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1877.
Loài cây này có tên gọi khác là láy Thái.

Tìm hiểu về Gỗ Mạy Lay

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng, sự phân bố của cây Mạy Lay để cùng giải đáp câu hỏi: “Gỗ Mạy Lay Có Tốt Không?” “Mạy Lay có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Mạy Lay

– Mạy lay là loài tre mọc cụm. Cây có chiều cao trung bình từ 5 – 10 m. Đường kính thân từ 2 – 5 cm, vách thân dày chừng 1 cm; có màu xanh lá cây xám có sọc trắng. Cành phát triển từ các đốt phía trên. Có cành to và nhiều cành nhỏ, các cành non có lông.
– Bẹ mo phủ lông màu nâu đen, nửa trên thì sớm rụng, dày và thường đứng ở đáy mo. Đáy dưới rộng từ 6 – 9 cm, cao chừng 8 – 12,5 cm; giống như da ở phần gốc, có nhiều lông khi còn non và dần biến thành nhẵn.
– Lá cây có màu xanh nhạt. Phiến lá thuôn hẹp, dài khoảng 20 – 24cm, rộng chừng 2,8 – 3,2 cm. Gốc lá tròn, đỉnh nhọn, đáy nhỏ. Gân lá từ 7 – 8 đôi.
– Cây được trồng bằng thân ngầm hoặc là hạt. Đây là loài cây ra hoa không theo chu kỳ.

Sự phân bố của Gỗ Mạy Lay

Loài cây này phân bố tự nhiên ở nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng chủ yếu là ở các nước châu Á như là: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Ở Việt Nam, chúng mọc trong rừng tự nhiên, đặc biệt là tại các đồi núi có độ dốc tương đối cao, và với phần đất bằng thì rất ít gặp. Thêm vào đó, loài cây này thường được trồng trong vườn tại các tỉnh như: Sơn La, Điện Biên, Thanh Hoá.

Gỗ Mạy Lay thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Mạy Lay được xếp vào Gỗ NHÓM I. Đây là nhóm gỗ tương đối quý hiếm, mang lại nhiều giá trị về kinh tế. Loài cây này vì thế mà được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Cẩm lai, Bằng Lăng cườm, Mun sọc, Mun sừng, Cẩm liên, Cẩm thị hay Dáng hương,…

Ứng dụng

Mạy lay là một loài tre nhỏ, măng rất ngon. Chính vì thế, loài cây này thường dùng làm thực phẩm. Đồng bào Thái còn coi măng Mạy lay giống như rau muống của đồng bào vùng xuôi vậy.

Thân của loài cây này dùng cho xây dựng nhẹ (ví dụ như là phên che hay mái). Ngoài ra, Mạy lay còn ứng dụng phổ biến để làm hàng rào, cán nông cụ hay các đồ mộc bằng tre.

Giá của Gỗ Mạy Lay

Gỗ Mạy Lay giá bao nhiêu? Gỗ Mạy Lay có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Loại gỗ này mọc tự nhiên khá nhiều, nên nếu được trồng thì có giá không quá cao. Loại gỗ này có đôi chút khác so với các loại gỗ “đắt giá” thuộc nhóm I. Tuy nhiên, với nhiều ứng dụng khác, dù không nằm ở thế mạnh làm đồ nội thất thân thuộc trong gia đình; nhưng chúng xứng đáng được sử dụng mới nhiều ứng dụng vốn có của nó.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!