Gỗ Nghiến Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-nghien
5/5 - (1 bình chọn)

Gỗ Nghiến là một trong những loại gỗ “đắt giá” không thể không nhắc đến trong thị trường đồ gỗ Việt Nam. Nổi tiếng từ giá trị thẩm mỹ đến chất lượng sử dụng, các sản phẩm được làm từ cây gỗ này luôn được người dùng ưa chuộng. Hãy cùng khám phá tất tần tật Gỗ Nghiến qua bài viết dưới đây nhé!

go-nghien

Gỗ Nghiến là gỗ gì?

Nghiến có tên khoa học là Parapentace tonkinensis Gagnep (danh pháp: Burretiodendron hsienmu). Trước đây, loài cây này được xếp trong họ Đoạn (Tiliaceae); còn hiện tại, chúng thuộc phân họ Dombeyoideae là họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng

Tìm hiểu về Gỗ Nghiến

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; cũng như ứng dụng của cây Nghiến để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Nghiến Có thực sự Tốt Không?” qua những phân tích dưới đây:

Đặc điểm nhận biết cây Nghiến

– Nghiến là cây gỗ lớn, có chiều cao trung bình 30 – 35m; đường kính thân lên tới 80 – 90 cm. Đây là loại gỗ nặng; tỉ trọng cao khoảng 950-1100kg/1m3 (độ ẩm là 15%)
– Cành cây Nghiến non không có lông.
– Lá cây hình trứng rộng, cỡ khoảng 10 – 12 x 7 – 10 cm; mép nguyên; gân bên từ 5 – 7 đôi, (trong đó là 3 gân gốc); cuống lá dài khoảng 3 – 5 cm.
– Hoa là hoa đơn tính. Hoa đực có đường kính khoảng 1,5 cm. Đài hình chuông; đầu xẻ thành 5 thuỳ sâu, dài 1,5 cm. Hoa có 5 cánh, dài 1,3 cm. Nhị chia thành 5 bó; chỉ nhị dài 1 – 1,3 cm, có khoảng 25 chỉ nhị; bao phấn hình bầu dục, dài 3 mm.
– Quả khô hình 5 cạnh (giống như quả Khế), đường kính khoảng 1,8 cm.

Sự phân bố của cây Nghiến

Loại gỗ này sống chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam, Nghiến tập trung trong các khu bảo tồn; thuộc các tỉnh như Hà Giang; Yên Bái; Lào Cai; Quảng Bình hay vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình.

Nghiến thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam thì Nghiến được xếp vào Gỗ NHÓM II – Nhóm gỗ nặng, cứng, có độ bền cao, tỷ trọng lớn; và được xếp cùng với loại cây gỗ quý khác như: đinh hương, căm xe….

Ưu điểm của cây Nghiến

– Loại gỗ này có tính cơ học cao; cứng, dai, bền; không mối mọt. Nhờ đó, gỗ được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất
– Giác Gỗ Nghiến có màu hơi sáng, khá mềm và nhẹ hơn gỗ lõi một chút. Nhờ vậy, nó thường được dùng làm những vật dụng ít chịu lực trong nhà.
– Lõi gỗ có màu nâu sẫm đồng đều; vòng vân đẹp, có cấu tạo lớp. Chính vì thế, khi bào nhẵn; chúng ta có thể thấy được các vân hoa tinh vi của gỗ; giống như trên mặt thép của những thanh kiếm Nhật.

Gỗ Nghiến có Nhược điểm là gì?

– Mưa gió ngoài trời có thể làm cho bạc màu lớp mặt.
– Gỗ có thể bị cong; vênh hoặc thậm chí nứt vỡ dưới tác động của độ ẩm và nước; đặc biệt là khi chế tác đồ gỗ từ những tấm ván mỏng
– Trong quá trình lựa chọn Gỗ Nghiến; bạn nên cẩn thận để tránh bị nhà cung cấp lừa hoặc mua phải gỗ giả.

Ứng dụng

Loại gỗ này ưu điểm nằm ở tính cứng chắc, dai, bền; không bị mọt, mối. Vậy, công dụng của Gỗ Nghiến là gì? Hãy cùng tìm hiểu điều đó qua những phân tích dưới đây:

  • Làm cột nhà, sàn nhà, vì, kèo

Người dân trên vùng núi cao thường sử dụng loại gỗ này để làm sàn nhà, cột nhà, vì, kèo,…Ứng dụng này có thể bắt nguồn từ đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo – đi lại trên sàn không hề có tiếng cót két.

  • Làm thớt

Thớt làm từ Nghiến luôn được người dùng ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng trong căn bếp của mình. Đây có thể coi là công dụng phổ biến nhất của Gỗ Nghiến.

  • Làm đồ dùng nội thất, mỹ nghệ và trang trí

Với nhiều ưu điểm vượt trội trên; Nghiến vô cùng thích hợp để đóng các sản phẩm nội thất; đặc biệt là những mẫu giường ngủ cao cấp. Chắc chắn, bạn không thể không hài lòng với “điểm nhấn” ấn tượng này trong không gian ngôi nhà của bạn. Hơn nữa, bạn sẽ chẳng cần phải lo có tiếng cót két hoặc tiếng kêu giống như các loại giường gỗ công nghiệp bị lỗi trên thị trường. Quả thật, một chiếc giường ngủ trang nhã; kết hợp giữa thẩm mĩ và chất lượng lâu bền; cũng ngầm thể hiện cho một hạnh phúc vững chắc, một cuộc sống gia đình hạnh phúc, viên mãn.

Gỗ Nghiến cũng thường được sử dụng để thiết kế đồ mỹ nghệ, đồ trang trí như lục bình, tượng thần tài, tượng cóc ngậm tiền… Mức giá khá cao, dao động từ vài triệu đến vài trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ đồng.

Giá của Gỗ Nghiến

Gỗ Nghiến giá bao nhiêu? hay Gỗ Nghiến có đắt không? đều là những câu hỏi bạn sẽ thường xuyên đặt ra khi muốn lựa chọn loại gỗ này.

Loại gỗ này cũng được xem là thuộc phân khúc gỗ cao cấp. Vì thế, mức giá sẽ không thể ở mức rẻ; thậm chí, nhiều sản phẩm, phải là gia đình có điều kiện mới có thể mua. Ví dụ như, một bộ bàn ghế Gỗ Nghiến có giá khoảng từ 150 – 200 triệu đồng; sập gỗ có giá từ vài trăm triệu đến 1,5 tỷ đồng. Đối với sản phẩm là thớt; giá bán trung bình dao động khoảng 220.000đ / chiếc với đường kính 30cm và dày tầm 3 – 4cm.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!