Gỗ Ngọc Lan Tây Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go ngoc lan tay
5/5 - (11 bình chọn)

Ngọc Lan Tây có chứa tinh dầu thơm nên được sử dụng để bào chế tinh dầu hoặc nước hoa. Ngoài ra, bạn có biết cây Ngọc Lan Tây cũng còn được khai thác lấy gỗ phục vụ cho ngành sản xuất đồ nội – ngoại thất? Vậy Gỗ Ngọc Lan Tây là gỗ gì? Loại cây này có ưu điểm gì? Hãy cùng giải đáp câu hỏi này từ bài viết dưới đây nhé!

go ngoc lan tay

Gỗ Ngọc Lan Tây là gỗ gì?

Ngọc Lan Tây có một số tên gọi khác là: Hoàng lan, Cây công chúa, Y lan công chúa, Bông sứ. Loài cây này có tên khoa học là Cananga odorata Hook et Thor. Cây thuộc họ Na/ Mãng cầu (danh pháp khoa học: Annoaceae)

Tìm hiểu về Gỗ Ngọc Lan Tây

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Ngọc Lan Tây để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Ngọc Lan Tây Tốt Không?” “Ngọc Lan Tây có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Ngọc Lan Tây

– Đây là thực vật có chiều cao trung bình vào khoảng 12m.
– Thân cây mọc thẳng, nhẵn, với vỏ bên ngoài màu xám và có cành nằm ngang.
– Phiến lá hình trứng thuôn hoặc là bầu dục, mọc so le, đầu tù hơi nhọn, rộng 7cm và dài khoảng 17cm. Cả hai mặt lá đều khá nhẵn, gần như cùng màu; mép hơi có lượng sóng, cuống lá dài tầm 1cm.
– Hoa mọc thành cụm trên các cành ngắn, màu vàng hoặc màu vàng lục. Mỗi cụm gốc có khoảng 3 hoa. Hoa Ngọc Lan Tây có mùi thơm rất đặc trưng. Mỗi hoa bao gồm 6 tràng cánh mỏng, dài, và hơi uốn lượn. Cây ra hoa quanh năm nhưng thường tập trung nhiều nhất là vào khoảng tháng 6 – 8 hằng năm.

Sự phân bố của Gỗ Ngọc Lan Tây

Ngọc Lan Tây có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Ban đầu cây trồng nhiều ở Indonesia và Philippin; sau đó được di thực đến Việt Nam, Australia, Trung Quốc và Ấn Độ. Ở nước ta, ngọc lan tây thường tập trung nhiều nhất ở Hà Nội; và mọc nhiều ở Tây Ninh, Đồng Nai, Đắc Lắc

Ngọc Lan Tây thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Ngọc Lan Tây được xếp vào Gỗ NHÓM VIII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng rất kém, khả năng mối mọt tấn công gỗ khá cao, không bền. Loài cây này được xếp cùng với các loại gỗ khác như: Bồ đề, Bồ hòn, Dâu da bắc, Dâu da xoan, Bồ kết, Bộp, Chay, Cóc, Bông bạc, Cơi, …

Đặc tính của Ngọc Lan Tây

Ngọc Lan Tây là loại gỗ có một số đặc tính của nhóm VIII như sau:
– Loại gỗ này có thể dễ bị biến đổi, hoặc hư hại sau một thời gian sử dụng dài
– Ngọc Lan Tây khả năng chống lại sự tấn công của mối mọt khá thấp.
– Dù gỗ không có vân quá xuất sắc, nhưng bù lại, sớ gỗ tương đối mịn, nhờ thế, giúp làm đồ nội thất rất đẹp.

Ứng dụng

Từ những đặc điểm đã tìm hiểu ở trên; cây Ngọc Lan Tây được cũng sử dụng trong thiết kế đồ gỗ nội – ngoại thất phổ biến; có thể liệt kê những đồ gia dụng thông thường như: tủ quần áo, làm bàn ghế,…
Ngoài ra, cây còn được trồng ở khuôn viên đình, chùa, công viên và quanh nhà ở để lấy bóng mát và hoa thơm.
Ở một số Đông Nam Á, lá cây được giã lấy nước thoa lên vùng da bị bỏng hay ngứa rát. Vỏ thân được nấu lấy nước tắm chữa bệnh ghẻ; hoa sau khi phơi khô dùng sắc uống để trị bệnh sốt rét.

Giá của Gỗ Ngọc Lan Tây

Gỗ Ngọc Lan Tây giá bao nhiêu? Ngọc Lan Tây có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Ngọc Lan Tây thích hợp để sản xuất đồ nội thất mang chất lượng cao; mà giá thành lại rẻ so với rất nhiều loại gỗ khác. Nhờ vậy, gỗ ngày càng được sử dụng phổ biến hơn tại thị trường. Để sở hữu sản phẩm từ gỗ này; chi phí mà bạn phải trả, thường là mức giá cả thường thấy ở nhóm gỗ VIII như sau: tầm 1.200.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và khoảng 1.800.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!