Gỗ Nhãn Rừng Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go nhan rung
5/5 - (22 bình chọn)

Gỗ Nhãn Rừng là gỗ gì? hay Nhãn Rừng giá bao nhiêu? Loại gỗ này có những ưu điểm là gì? Ngoài việc cho trái nhãn mang lại giá trị kinh tế cao; thì cây nhãn còn cung cấp lượng gỗ nhãn đáng kể, mang đến nhiều lợi ích sử dụng. Hãy cùng nhau tìm hiểu về loại cây này qua bài viết dưới đây ngay nhé.

go nhan rung

Gỗ Nhãn Rừng là gỗ gì?

Nhãn rừng (danh pháp hai phần: Dimocarpus longan) có tên khoa học là Néphélium sp. Đây là loài cây cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).

Tìm hiểu về Gỗ Nhãn Rừng

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Nhãn Rừng để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Nhãn Rừng Có Tốt Không?” “Nhãn Rừng có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Nhãn Rừng

– Đây là loại cây thân gỗ, chiều cao có thể tới 10-15 mét. Thân có vỏ dày với nhiều vết nứt dọc nhỏ; nhiều khi bong tróc ra từng mảng. Vỏ cây xù xì màu xám. Thân có nhiều cành, lá thường um tùm xanh tươi quanh năm.

– Tán cây rộng và tương đối rậm rạp, quanh năm xanh lá.

– Lá nhãn có hình mũi mác. Mặt lá màu xanh đậm, lưng lá màu xanh nhạt; cuống lá ngắn, gân chính và gân phụ nổi rõ.

– Hoa nhãn thường mọc thành từng chùm ở đầu cành. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4; cây ra hoa màu vàng nhạt; mọc thành từng chùm ở đầu cành hay kẽ lá.

– Quả nhãn mọc thành chùm. Vỏ trái thường trơn nhẵn; nhưng đôi khi cũng có những giống vỏ trái xù xì. Khi chín vỏ trái có màu nâu nhạt hay vàng da bò (tùy giống). Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8.

– Cây nhãn chịu rét tương đối tốt hơn so với các cây cùng họ như vải; thêm vào đó cũng ít kén đất hơn.

Sự phân bố của Nhãn Rừng

Cây Nhãn Rừng được phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…

Nhãn Rừng thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Nhãn Rừng được xếp vào Gỗ NHÓM V – Nhóm gỗ tỷ trọng trung bình; và được dùng phổ biến trong xây dựng, thiết kế, sản xuất đồ gỗ nội thất; và được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Bời lời giấy, Chôm chôm, Bản xe, Ca bu, Chò xanh, Chò lông, Chò xót, Chùm bao

Ưu điểm của Gỗ Nhãn Rừng

Nhãn Rừng được nhiều người ưa thích do các lý do sau:
– Nhãn Rừng có giá trị giá trị kinh tế cao. Chất gỗ khá bền, chắc. Gỗ ít khi bị biến dạng, hay là cong vênh, và co ngót.
– Cây tương đối dễ trồng và có tỉ lệ sống cao. Cây sinh trưởng khá nhanh, không bị kén đất.
– Hương gỗ thơm tự nhiên.

Ứng dụng

Cây nhãn thường được trồng để lấy trái, trái nhãn thơm ngon; nên nhiều nước rất ưa chuộng. Hàng năm, cây cung cấp lượng trái dồi dào, mang lại giá trị kinh tế cao.
Với tiềm lực kinh tế cao, và nằm trong nhóm gỗ quý; nên Nhãn Rừng còn được dùng nhiều trong thiết kế nội thất. Các dòng sản phẩm gia công từ Gỗ Nhãn Rừng được đông đảo người tiêu dùng ưa thích và lựa chọn.

Gỗ nhãn rắn chắc, màu đỏ hồng; thường dùng để đóng nội thất: tủ quần áo, kệ tivi, bàn ghế,… mang đến hiệu quả sử dụng cao. Thêm vào đó, Nhãn Rừng còn dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, hay các vật dụng như là: hạt gỗ bọc ô tô, thớt, cán dao,… Gỗ nhãn bền chắc, thường ít bị cong vênh hay hư hại trong quá trình sử dụng; nhờ đó mang đến hiệu quả sử dụng cao.

Đồ gỗ nhãn được thiết kế đẹp mắt; phù hợp với nhiều không gian, mang đến cho không gian sống của bạn sự sang trọng, tiện nghi. Nếu yêu thích gỗ nhãn, các gia đình rất nên sử dụng chúng. Gỗ Nhãn Rừng bền đẹp; và ngày càng được sử dụng rộng rãi để làm nội thất; hay là đồ dùng bằng gỗ, phục vụ cho đời sống con người.

Giá của Gỗ Nhãn Rừng

Gỗ Nhãn Rừng giá bao nhiêu? Gỗ Nhãn Rừng có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Hiện nay tại Việt Nam, Nhãn Rừng đang ngày càng trở nên “có giá” hơn với người dùng. Bạn có thể tham khảo tầm giá sau, mức giá phổ biến đối với các loại gỗ nhóm V: 2.000.000 VNĐ/ m3 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m) và tầm khoảng 3.000.000 VNĐ/m3 đối với gỗ xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!