Gỗ Núc Nác Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go nuc nac
5/5 - (10 bình chọn)

Gỗ Núc Nác có chất lượng hay không? Núc Nác thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của Núc Nác trong đời sống thế nào? Đây chắc chắn là thắc mắc thường gặp phải của nhiều người khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Chính vì vậy, ngay trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật những thông tin hữu ích về gỗ từ cây Núc Nác cho mọi người.

go nuc nac
Gỗ Núc Nác là gỗ gì?

Núc nác hay có một số tên gọi khác là: nam hoàng bá, mộc hồ điệp, hoàng bá nam, ngọc hồ điệp, vân cố chỉ, bạch ngọc chỉ. Cây có tên khoa học là Oroxylum indicum Vent (danh pháp khoa học: Oroxylum indicum). Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Chùm ớt (Bignoniaceae).

Tìm hiểu về Gỗ Núc Nác

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Núc Nác để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Núc Nác Có Tốt Không?” “Núc Nác có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Núc Nác

– Núc nác là loài cây nhỡ, chiều cao trung bình là 13m.
– Thân cây nhẵn, ít phân cành. Vỏ cây thì màu xám tro, mặt trong màu vàng.
– Lá xẻ từ 2 đến 3 lần lông chim, dài tới 1,5m.
– Hoa có màu nâu đỏ sẫm; mọc thành chùm dài ở ngọn thân. Đài hoa hình ống, cứng, dày, và có 5 khía nông. Tràng thì hình chuông, phình rộng, có chừng 5 thuỳ họp thành hai môi; 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. Đĩa mật có 5 thuỳ rõ, đường kính 12 đến 14mm. Hoa thường nở về đêm, và thụ phấn nhờ dơi.
– Quả thõng, dài chừng 40-120cm, rộng tầm 5-10cm, các mảnh vỏ hoá gỗ. Các quả sau khi chín vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô, khi cây rụng hết lá.
– Hạt dài từ 4-9cm, rộng chừng 3-4cm, kể cả cánh mỏng bao quanh.

Sự phân bố của Gỗ Núc Nác

Loài cây này phân bố từ Sri Lanka tới Ấn Độ, rồi qua Himalaya, phía Nam Trung Quốc, Đông Nam Á châu tới Philippin, tới các đảo Xê Lép và Timo.

Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở rừng thường xanh; và nhiều khi trong các quần hệ thứ sinh, ở những vùng thấp ẩm ướt, chơ tới độ cao 900m. Ngoài ra, ở nhiều nơi cũng có gây trồng loài cây này để phục vụ nhu cầu của con người.

Núc Nác thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Núc Nác được xếp vào Gỗ NHÓM VIII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng rất kém, khả năng bị mối mọt tấn công cao, không bền. Loài cây này được xếp cùng với các loại gỗ khác như: Bộp, Chay, Cóc, Bồ đề, Bồ hòn, Bồ kết, Bông bạc, Cơi, Dâu da bắc, Dâu da xoan,…

Đặc tính của Núc Nác

Vì loài cây này nằm trong nhóm gỗ thứ VIII ở bảng phân loại gỗ của Việt Nam; vậy nên chúng mang một số đặc tính như sau:
– Gỗ dễ co rút, cong vênh trong quá trình sản xuất và sử dụng.
– Gỗ có độ cứng và sức nặng trung bình; các sợi gỗ có vách ngăn ngang với độ dài trung bình
– Núc Nác dễ bị mối mọt tấn công, sức chịu đựng tương đối kém. Nhưng dù vậy, gỗ lại có ưu điểm là dễ chế biến; giúp gia công thành vô số sản phẩm đồ gỗ khác nhau.

Ứng dụng

Gỗ từ Núc Nác được dùng làm đồ mộc; với một số đồ dùng nội thất thông dụng trong gia đình như là: tủ, cánh cửa, bàn ghế, sofa, kệ chén, giường, sàn gỗ, … Sở hữu những món đồ nội thất ấy, hẳn là không gian căn nhà bạn sẽ trở nên gần gũi hơn.
Ngoài ra, hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, chống ho, giảm đau; vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Lá hoa và quả khi còn non đều có thể ăn được sau khi đun nấu. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm thuốc.

Giá của Gỗ Núc Nác

Gỗ Núc Nác giá bao nhiêu? Gỗ Núc Nác có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế biến đồ gỗ; cầu về nguyên liệu sẽ ngày càng tăng lên. Chính vì lý do ấy, giá thành của gỗ trên thị trường cũng đắt đỏ hơn trước. Núc Nác có thể có các mức giá khác nhau; phụ thuộc vào tuổi đời, nguồn gốc của gỗ. Nhưng nhìn chung, mức giá của Núc Nác khá “mềm”. Trung bình với các loại gỗ nhóm VIII này sẽ có tầm giá như sau: khoảng 1.200.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và tầm 1.800.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!