Gỗ Phi Lao Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

5/5 - (14 bình chọn)

Phi Lao có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Cây Phi Lao được trồng làm vành đai phòng hộ, còn được xem là cây công trình, tạo hình cây bonsai; và đặc biệt là thiết kế đồ gỗ. Vậy Gỗ Phi Lao là gỗ gì? Loại cây này có đắt không?. Hãy cùng nhau tìm hiểu về loại cây này qua bài viết ngay dưới đây nhé.

go phi lao

Gỗ Phi Lao là gỗ gì?

Phi lao hay còn có tên gọi là: Xi lau, Dương, Dương liễu. Cây có tên khoa học là Casuarina equisetifolia Forst (danh pháp khoa học Casuarina equisetifolia). Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Casuarinaceae.

Tìm hiểu về Gỗ Phi Lao

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Phi Lao để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Phi Lao Có Tốt Không?” “Phi Lao có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Phi Lao

– Cây Phi Lao là cây gỗ thường xanh. Cây có chiều cao trung bình hay lớn từ 10 – 15m. Lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt; còn bên phần trong có màu nâu hồng.
– Cây có cành nhỏ, thường có đốt. Lá tiêu biến thành vảy nhỏ; và thường có màu xanh sẫm. Lá khi vào mùa thu sẽ chuyển sang màu đỏ; có một số loại cây đột biến thì sẽ xuất hiện lá màu trắng
– Hoa đơn tính, cụm hoa đực mọc vòng; thường mọc tập trung ở đầu cành. Lúc hoa nở thì nhị mang màu vàng nâu, nhìn giống như là cây bị cháy. Hoa cái mọc thành cụm ở giữa và ôm sát thân. Khi nở hoa tua tủa có màu nâu đỏ thắm trông rất đẹp mắt.
– Quả thuộc dạng quả kép. Khi chín sẽ hóa gỗ, rồi tự phóng thích ra ngoài. Hạt cây có khả năng tái sinh cao, sống vô cùng khỏe,và thích nghi với những vùng đồi cát ven biển.

Sự phân bố của Phi Lao

Loài cây này có nguồn gốc châu Úc. Hiện nay đã được trồng ở hầu hết tại các nước Đông Nam Á, các nước ở châu Á và châu Phi nhiệt đới.

Cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên đất cát mới bồi tụ ven biển và đồng bằng. Ngoài ra, cây cũng có thể sống được trên đất cát nghèo; hay đất dốc tụ có tầng dày, với thành phần cơ giới nhẹ.

Phi Lao thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Phi Lao được xếp vào Gỗ NHÓM V – Nhóm gỗ tỷ trọng trung bình; và được dùng phổ biến trong xây dựng, sản xuất hay thiết kế đồ gỗ nội thất; và được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Chùm bao, Bời lời giấy, Chôm chôm, Chò lông, Bản xe, Chò xót, Ca bu, Chò xanh,…

Ưu điểm của Gỗ Phi Lao

Phi Lao được nhiều người ưa thích do các lý do sau:
– Phi Lao mang đến giá trị giá trị kinh tế khá cao. Từ thân gỗ cứng, nặng, có màu nâu nhạt với các vòng năm rõ, tỷ trọng 0.978; nhờ vậy, chất gỗ loài cây này tương đối tốt.
– Hương gỗ thơm gỗ tự nhiên.
– Ngoài ra cây có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Ứng dụng

Cây phi lao thường được trồng để làm vành đai phòng hộ. Trồng rừng phòng hộ, hay chắn gió cố định cát ven biển. Cây còn được xem là cây công trình cảnh quan và trang trí đường phố; khu dân cư, công trình dân dụng, công viên, nhà ở… Một số nghệ nhân đưa loài cây này vào danh sách những loại cây bonsai; và tạo hình cây trồng khá đẹp mắt.

Phi lao có thân gỗ cứng, nặng, tỷ trọng 0.978. Cây thường dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ, làm cột điện và làm củi, đóng đồ dùng, bột giấy, dăm, than hầm. Đây là loại củi tốt nhất trong các loại cây, kể cả khi tươi củi cũng vẫn cháy tốt. Lá cây có chứa nhiều cellulose nên dùng làm bột giấy thô; và cũng là nguồn thức ăn tốt cho trâu bò.

Phi lao còn được sử dụng làm thuốc, rễ cây dùng làm thuốc chữa ỉa chảy hay là lỵ.

Giá của Gỗ Phi Lao

Gỗ Phi Lao giá bao nhiêu? Gỗ Phi Lao có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Hiện nay tại Việt Nam, Phi Lao đang ngày càng “có giá” hơn với người dùng. Bạn có thể tham khảo tầm giá sau, mức giá phổ biến đối với các loại gỗ nhóm V: 2.000.000 VNĐ/ m3 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m); tầm 3.000.000 VNĐ/m3 đối với gỗ xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!