Gỗ Sa Mu Dầu Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-sa-mu-dau
5/5 - (1 bình chọn)

Gỗ Sa Mu Dầu là cái tên không còn xa lạ đối với ai đam mê các sản phẩm được làm từ gỗ. Đây là loại gỗ quý hiếm và mang nhiều ưu điểm vượt trội. Vì vậy, hiện nay, gỗ được ứng dụng phổ biến trong thiết kế và sản xuất nội thất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rõ về đặc điểm, tính chất và cũng như ứng dụng của nó trong đời sống. Vậy Gỗ Sa Mu Dầu là gỗ gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

go-sa-mu-dau

Gỗ Sa Mu Dầu là gỗ gì?

Cây Sa Mu Dầu có tên khoa học Cunnighamia. Đây là một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae.
Cây còn có một số tên khác là: Mạy lâng lênh, Mạy lung linh, Sa mộc quế phong

Tìm hiểu về Gỗ Sa Mu Dầu

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Sa Mu Dầu để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Sa Mu Dầu Có Tốt Không?” “Sa Mu Dầu có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Sa Mu Dầu

– Sa Mu Dầu là loại cây gỗ lớn, có chiều cao trung bình lên tới 30m. Khi trưởng thành, đường kính thân của cây vào khoảng 5,5m.
– Thân cây tròn và mọc thẳng đứng. Vỏ cây màu nâu xám, xù xì và nứt dọc theo thân cây.
– Các cành cây mọc thành từng tầng; và xếp vòng tròn theo thân cây, rồi tạo thành hình trụ.
– Lá cây thuộc loại lá kim, giống như lá thông rất cứng, và có màu xanh lục. Lá cây dài chừng 2-7cm và có thể chuyển sang màu nâu đồng khi thời tiết chuyển sang lạnh giá.
– Cây sẽ ra hoa khi sống được khoảng 10 năm. Mùa hoa thường vào tháng 3- tháng 4 và sẽ kết trái vào mùa đông.

Sự phân bố của Sa Mu Dầu

Ở Việt Nam, cây Sa Mu Dầu được tìm thấy nhiều và thường sinh trưởng phát triển tốt tại các khu rừng tự nhiên ở miền núi phía Bắc như: Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng hay Lạng Sơn… Hiện nay, diện tích rừng cây Sa Mu Dầu ngày càng bị thu hẹp do những tác động của con người.

Sa Mu Dầu thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Sa Mu Dầu được xếp vào Gỗ NHÓM I – Nhóm gỗ quý hiếm, có vân gỗ đẹp, giá trị kinh tế cao; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Cẩm lai, Mun sừng, Cẩm liên, Bằng Lăng cườm, Mun sọc, Cẩm thị, Dáng hương,…

Ưu điểm của Sa Mu Dầu

– Sa Mu Dầu thịt có màu vàng đậm hoặc đỏ nhạt. Thớ gỗ thẳng, rất dễ cưa xẻ thành tấm.
Cây không chỉ có màu sắc đẹp mà còn sở hữu vân gỗ rất rõ nét, thẳng.
– Loại gỗ này không bị mục nát hay bị mối mọt. Gỗ nhẹ và chịu được sức ép ngang lớn nên có thể sử dụng bền trong hàng chục năm.
– Mùi thơm của gỗ nhẹ nhàng, không hắc, dễ chịu.
– Sa mu dầu thuộc loại cây có tinh dầu thơm, nên mang lại cảm giác rất dễ chịu và thoải mái cho người sử dụng. Nhờ vào tinh dầu ấy để xua đuổi côn trùng, hay là không bị mục nát.

Ứng dụng

Chính vì những ưu điểm kể trên, nên gỗ được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu. Và đặc biệt, gỗ cũng rất được ưa chuộng để thi công đồ nội thất trong nhà như: sập gỗ, cửa gỗ, bàn ghế, tủ quần áo, cầu thang, xà, cột trụ đền chùa… Ngoài ra, Sa Mu Dầu còn được sử dụng để làm các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ như là: làm tượng phật và tượng phong thủy: Bộ Tam đa (Phúc – Lộc – Thọ) hay tượng phật Di Lặc…

Một ứng dụng khác của loại gỗ này trong đời sống, chính là làm các sản phẩm đồ gia dụng như: đũa, muôi gỗ trong gia đình và các nhà hàng. Loại đũa gỗ này có mùi thơm nhẹ, rất thẳng và chịu được lực.
Một ứng dụng nữa của Sa Mu Dầu trong y học chính là: tinh dầu. Nó được chiết xuất và có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp, dùng bôi lên các vết bỏng, trị vết thâm tím; hay điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, và một số bệnh ngoài da…

Giá của Gỗ Sa Mu Dầu

Gỗ Sa Mu Dầu giá bao nhiêu? Gỗ Sa Mu Dầu có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Hiện nay, trên thị trường, giá thành của Sa Mu Dầu cũng không phải là thấp. Từ những ưu điểm và ứng dụng, hay lợi ích mà nó mang lại đời sống và cả tính khan hiếm của nó nên giá thành gỗ cao như vậy là điều dễ hiểu. Dù tại mỗi thời điểm khác nhau, với tình trạng gỗ khác nhau thì giá gỗ sẽ có sự thay đổi, điều chỉnh. Nhưng chắc chắn với dòng gỗ cao cấp này, giá sẽ rơi vào tầm chục triệu/ m3 hoặc có thể hơn.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!