Gỗ Săng Máu Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go sang mau
5/5 - (8 bình chọn)

Nội thất thiết kế từ gỗ ngày càng được yêu thích trong thiết kế nhà hiện nay; nhờ sự sạch sẽ và tính thẩm mỹ mà nó mang lại. Tuy nhiên, đối với nhiều gia đình chưa dư dả về mặt tài chính thường sẽ dè chừng bởi nghĩ giá thành sẽ cao. Nhưng trên thực tế, có nhiều loại gỗ có giá cả phải chăng nhưng vẫn chất lượng và mang tính thẩm mỹ. Trong đó, chúng ta không quên nhắc đến Gỗ Săng Máu. Cùng tìm hiểu ngay loại gỗ này nhé!

go sang mau
Gỗ Săng Máu là gỗ gì?

Săng Máu có tên khoa học là Horfieldia amygdalina Warbg. Loài cây này thuộc họ Máu chó Myristicaceae; Bộ Na Annonales

Tìm hiểu về Gỗ Săng Máu

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Săng Máu để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Săng Máu Có Tốt Không?” “Săng Máu có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Săng Máu

– Đây là cây gỗ cao đến 25m; các nhánh tròn.
– Lá có phiến bầu dục thuôn dài, dài khoảng 12-20cm, rộng chừng 3,5-6cm, không có lông; gân phụ từ 8-12 đôi; cuống dài khoảng 1cm.
– Chùm hoa đực thưa ở nách lá, dài khoảng 8-10cm, chùm hoa cái dài tầm 4cm. Còn hoa đực có từ 13-15 nhị, bao phấn dính liền thành một khối. Hoa thường ra vào tầm tháng 3 đến tháng 5
– Quả có hình trứng, to khoảng 20x24mm. Vỏ quả khá dày nạc; thường có hạt nguyên hoặc là hơi rách ở ngọn. Hạt thì hình trứng, bóng. Quả thường có vào tháng 6 đến tháng 7.

Sự phân bố của cây Săng Máu

Đây là loại cây ưa ẩm, hay mọc ở ven khe suối, ở trong các rừng kín thường xanh, và mưa mùa nhiệt đới.
Săng Máu phân bố ở Việt Nam, Myanmar… Ở nước ta, cây hay mọc rải rác ở hầu khắp các tỉnh từ tỉnh Quảng Trị tới Lâm Đồng, và thành phố Hồ Chí Minh.

Săng Máu thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Săng Máu được xếp vào Gỗ NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống mối mọt khá thấp, dễ bị cong vênh; được xếp cùng các loại gỗ như: Chân chim, Côm tầng, Cao su, Cám, Hồng rừng, Choai, Gáo vàng, Lành ngạnh hôi, Lọng bàng,….

Đặc tính của Gỗ Săng Máu

Săng Máu là loại gỗ đang dần trở nên phổ biến vì những lý do sau:
– Gỗ tương đối xấu, dễ bị cong vênh
– Sức chịu đựng của gỗ kém;
– Gỗ dễ chế biến
– Khi mới khai thác, nhựa tươm ra giống như máu. Vì lý do này người ta gọi là Săng Máu. Phơi khô khoảng 10 đến 15 ngày; thì gỗ xẻ ra có màu hồng nhạt nhưng rất dễ bị mối mọt.

Ứng dụng

Với công nghệ chế biến ngày càng hiện đại hiện nay; người ta đã ngâm tẩm và tạo ra các sản phẩm có lợi hơn như guốc, bao bì, ván lạng; để dùng làm ván ruột của ván ép dùng trong xây dựng. Gỗ ít được dùng đóng đồ đạc thông dụng; mà thường chỉ dùng làm ván cốp pha trong xây dựng dân dụng.
Ngoài ra, Săng Máu có tác dụng chống sạt lở ven sông rạch, bảo vệ bờ đê và chống lại sự xoáy mòn của dòng chảy hay sự va đập của những cơn sóng do tàu thuyền hoặc gió thổi tạo ra.

Giá của Gỗ Săng Máu

Gỗ Săng Máu giá bao nhiêu? Săng Máu có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Thực tế để trả lời cho câu hỏi Săng Máu giá bao nhiêu, cần xét nhiều phương diện như: yếu tố thị trường, vì tùy theo thớ gỗ hay tuổi đời, tác dụng, nguồn gốc của cây; thì giá thành cũng thay đổi theo. Trung bình với các loại gỗ nhóm VII sẽ có mức giá như sau: tầm 1.500.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và tầm 2.300.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!

Một bình luận cho “Gỗ Săng Máu Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết”

Bình luận đã bị khoá.