Gỗ Sếu Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go seu
5/5 - (12 bình chọn)

Sếu có khá nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Cây Sếu được trồng làm cây công trình, cây bóng mát; làm dược liệu; và đặc biệt là dùng để thiết kế đồ gỗ. Vậy Gỗ Sếu là gỗ gì? Loại cây này có đắt không? Sếu phân bố ở đâu?. Hãy cùng nhau tìm hiểu về loại cây này từ bài viết ngay dưới đây nhé.

go seu

Gỗ Sếu là gỗ gì?

Sếu là loài thực vật có tên khoa học là Celtis australis persoon. Sếu còn có tên gọi khác là cây cơm nguội vàng. Loài cây này thuộc họ Du (Ulmaceae).

Tìm hiểu về Gỗ Sếu

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Sếu để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Sếu Có Tốt Không?” “Sếu có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Sếu

– Cây gỗ có chiều cao tới 12m hoặc hơn.
– Thân hình trụ, có vỏ nhẵn, và màu nâu xám.
– Cành cây trải ra và ngả xuống với các nhánh mảnh và ngắn.
– Lá Sếu có hình giáo xoan, dài chừng 3-10cm; gốc tù, chóp nhọn, còn hai bên gốc không cao, mép có răng cưa ở phần trên; lá kèm hình dải dễ rụng.
– Cụm hoa thường mọc ở nách lá, gồm từ 1-5 hoa; và thường là 3 hoa. Hoa có 4 lá đài, 4 nhị, bầu 1 ô với 1 noãn treo. Cây ra hoa vào tháng 1-5
– Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đen. Quả thường ra vào tháng 5-9.

Sự phân bố của Sếu

Loài cây này phân bố nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào.
Tại nước ta, cây mọc rải rác từ các tỉnh như Ninh Bình qua Quảng Trị tới Ninh Thuận và Lâm Ðồng.

Sếu thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Sếu được xếp vào Gỗ NHÓM V – Nhóm gỗ tỷ trọng trung bình; và được dùng phổ biến trong xây dựng, sản xuất hay thiết kế đồ nội thất; và được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Bản xe, Chùm bao, Bời lời giấy, Chôm chôm, Chò lông, Chò xót, Ca bu, Chò xanh,…

Ưu điểm của Gỗ Sếu

Sếu ngày càng được nhiều người ưa thích dựa vào các lý do sau:
– Giữa dát gỗ và tâm gỗ thường không có khác biệt. Tâm gỗ từ màu xám vàng cho đến màu nâu nhạt sọc vàng. Vân gỗ sắp xếp không theo trật tự; và thường đan cài nhưng đôi khi sắp xếp theo đường thẳng. Mặt gỗ đẹp đều.
– Gỗ dễ bào và tiện. Dễ nhuộm màu và đánh bóng.
– Độ bám đinh và ốc vít trung bình.
– Gỗ dễ khô, và nguy cơ xuống cấp khi khô khá là ít.
– Gỗ tương đối cứng, nặng, và sức chịu lực trung bình.
– Khả năng kháng va đập của gỗ tương đối cao.

Nhược điểm của cây Sếu

– Độ co rút của gỗ khá cao và có thể biến dạng khi khô.
– Gỗ không có khả năng kháng sâu ở tâm gỗ. Đặc biệt, Sếu dễ bị bọ sừng rừng và bọ Buprestid tấn công.

Ứng dụng

Nhờ những ưu điểm trên, Sếu ngày càng được yêu thích trong thị trường đồ gỗ. Sếu có thể sử dụng để thiết kế tủ bếp, gỗ chạm, cửa cái; kể cả các đường gờ trang trí.

Ngoài ra, từ các bộ phận khác của Sếu cũng có rất nhiều ứng dụng. Quả có tác dụng thanh nhiệt lợi hầu. Vỏ rễ được dùng trị đau lưng. Ngoài tác dụng làm cây xanh cảnh quan thì cây chồi non có thể được ăn như rau sống vào đầu mùa xuân. Vỏ và lá cây cũng được dùng làm dược liệu.

Giá của Gỗ Sếu

Gỗ Sếu giá bao nhiêu? Gỗ Sếu có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Hiện nay tại Việt Nam, cây Sếu đang ngày càng “có giá” hơn với người dùng. Bạn có thể tham khảo tầm giá sau, mức giá vô cùng phổ biến đối với các loại gỗ nhóm V: 2.000.000 VNĐ/ m3 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m); tầm 3.000.000 VNĐ/m3 với gỗ xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!