Gỗ Sui Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go sui
4.7/5 - (9 bình chọn)

Sui là một loài cây đem lại khá nhiều giá trị cho cuộc sống chúng ta. Và bạn có biết, cây Sui cũng có thể được khai thác lấy gỗ, để phục vụ cho ngành sản xuất đồ nội – ngoại thất? Vậy Gỗ Sui là gỗ gì? Sử dụng loại gỗ này có tốt hay không? Sui thuộc nhóm nào? hay Sui có ưu điểm là gì? Hãy cùng nhau khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

go sui
Gỗ Sui là gỗ gì?

Cây sui hay có tên gọi khác là cây thuốc bắn. Loài này tên khoa học Antiaris toxicaria, đây là một loài thực vật có hoa trong họ Moraceae.

Tìm hiểu về Gỗ Sui

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Sui để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Sui Tốt Không?” “Sui có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Sui

– Sui là một loài thực vật có thân gỗ lớn, chiều cao trung bình khoảng từ 20 – 30m; đường kính gần gốc tới 40cm.
– Cây có gốc lớn, thân cây tương đối rắn chắc và có vỏ ngoài xù xì.
– Lá cây mọc đối xứng, thường có màu xanh đậm; các gân chạy dọc từ gốc cho đến ngọn lá; với các gân nhỏ tỏa ra từ gân chính. Phiến lá thì hình trứng dài, rộng chừng 5 – 5.5cm, dài 6cm, và cả hai mặt lá đều nhám.
– Hoa thường mọc thành cụm, thành chùm ở kẽ lá, có cùng gốc. Cụm hoa đực thường mang nhiều hoa không cuống, và xếp sát nhau trên đế hoa lồi; và có bao chung gồm nhiều dãy lá bắc xếp lợp. Hoa cái đơn, không cuống, bầu dưới, một noãn. Cây thường ra hoa tháng 2 đến tháng 4.
– Quả thịt, dài 12mm, đường kính 18mm, có màu xanh và bên trong chứa hạt nhỏ có hình trứng. Hạt hình bầu dục, hơi dẹt, dài tầm 13mm, rộng 8mm.

Sự phân bố của Gỗ Sui

Cây Sui phân bố khá nhiều ở Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, miền Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, vv.
Ở nước ta, loài cây này mọc hoang trong rừng rậm ở vùng núi, trải dài từ Bắc tới Nam.

Sui thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Sui được xếp vào Gỗ NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh; được xếp cùng các loại gỗ khác như: Choai, Gáo vàng, Chân chim, Côm tầng, Cao su, Hồng rừng, Cám, Lành ngạnh hôi, Lọng bàng,….

Đặc tính của Sui

Sui là loại gỗ thuộc nhóm VII trong bảng xếp loại gỗ của Việt Nam. Chính vì vậy, loại gỗ này có một số đặc điểm quen thuộc như sau:

– Gỗ thớ thẳng, kết cấu mịn
– Chất gỗ tương đối nhẹ, sức chịu đựng khá kém
– Dễ gia công, các mặt cắt nhẵn. Gỗ dễ mục, cong vênh, hay mối mọt

Ứng dụng

Nhiều khách hàng vẫn bận tâm về các đồ nội thất từ Sui có tốt không? Sui cũng được sử dụng để thiết kế các đồ dùng gia đình như: phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp; với mức giá vô cùng phải chăng.
Ngoài ra, vỏ cây sui còn được sử dụng để làm chăn đắp; hay may quần áo, làm túi đựng các đồ vật. Nhựa cây chứa tanin; nên được nhân dân một số vùng dùng để nhuộm vải.

Tuy nhiên, sử dụng nhựa cây lên da có thể gây ra kích ứng nghiêm trọng. Triệu chứng ngộ độc từ nhựa Sui là gây giãn cơ, tim đập chậm dần, cuối cùng ngừng tim rồi chết. Động vật thậm chí khi ăn phải lá Sui cũng có biểu hiện như trên. Khi người bị ngộ độc Sui cần đưa đi cấp cứu ngay

Giá của Gỗ Sui

Gỗ Sui giá bao nhiêu? Gỗ Sui có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Giá loại gỗ này với những đặc tính và công dụng nêu trên; nhưng có mức giá vô cùng hợp lý. Bạn có thể tham khảo tầm giá trung bình với các loại gỗ nhóm VII như sau: tầm 1.500.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m); và khoảng 2.300.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!