Họ Thông không còn là một “họ nhà cây” xa lạ với mọi người. Họ cây này mang lại nhiều giá trị và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày; đặc biệt là sử dụng để thiết kế đồ gỗ; trong đó có cây Thông Đuôi Ngựa. Vậy Gỗ Thông Đuôi Ngựa là gỗ gì? Loại cây này có đắt không? hay loại gỗ này thuộc nhóm mấy?. Hãy cùng tìm hiểu về loài cây đặc biệt này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Gỗ Thông Đuôi Ngựa là gỗ gì?
Thông đuôi ngựa hay có tên gọi khác là thông mã vĩ, hay thông tầu. Cây có tên khoa học là Pinusmassonisca Lambert (với danh pháp hai phần: Pinus massoniana Lamb). Loài cây này thuộc họ Thông (Pinaceae), ngành Thông (Pinophyta).
Tìm hiểu về Gỗ Thông Đuôi Ngựa
Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Thông Đuôi Ngựa nhờ giải đáp câu hỏi: “Gỗ Thông Đuôi Ngựa Có Tốt Không?” “Thông Đuôi Ngựa có ưu điểm là gì?”
Đặc điểm nhận biết cây Thông Đuôi Ngựa
– Dạng cây thân gỗ lớn, thẳng, tròn; với chiều cao trung bình là 25- 35m. Ngoài ra có thể cao tới 40 m đường kính thân có thể trên 90 cm.
– Vỏ ngoài có màu nâu đỏ, nhưng phía gốc lại có màu nâu đen; đến khi già thường bong ra thành từng mảng. Thân ít nhựa, nhựa thơm nhẹ.
– Cây có đặc điểm là phân cành cao. Lá hình kim, mọc thành cụm 2 lá ở đầu cành nhỏ; các cành nhỏ mọc vòng xoắn ốc. Lá kim dài chừng 15–20 cm, bẹ cành nhỏ dài tầm 0,8 cm. Lá thường mềm, có màu xanh vàng; và cành non đầu lá thường có màu đỏ.
– Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực có hình bông đuôi sóc, thường xếp sít nhau ở gần gốc chồi ngọn. Nón cái chừng 3-5 cái mọc vòng trên đỉnh chồi ngọn. Phát triển trong 2 năm: năm đầu có hình trái xoan, và màu tím chuyển dần sang xanh; sang năm thứ hai thì mang hình trứng rộng. Khi chín sẽ hóa gỗ. Cuống nón thường cong, dài tầm 1 cm. Lá bắc không phát triển. Nhưng lá noãn phát triển thành các vẩy hóa gỗ, với mặt vẩy hình quạt. Trên mặt vẩy lại có gờ ngang nổi rõ, rốn vẩy hơi lõm và có gai.
– Hạt có cánh, phát tán nhờ gió. Cây chủ yếu tái sinh hạt, và không có khả năng tái sinh chồi.
Sự phân bố của Gỗ Thông Đuôi Ngựa
Loài cây này ưa đất sâu, hơi chua, lạnh; có nhiều nắng và độ ẩm cao. Cây phân bổ từ đồng bằng tới cao độ tầm 2.000 m, tuy nhiên chủ yếu ở độ cao dưới 1.200 m.
Tại Việt Nam, Thông Đuôi Ngựa chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Bắc từ: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn tới Thanh Hóa, Nghệ An.
Tại Trung Quốc: các tỉnh An Huy, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, phía tây Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, phía nam Giang Tô, Tứ Xuyên, nam Vân Nam, Chiết Giang và ở Đài Loan.
Thông Đuôi Ngựa thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Thông Đuôi Ngựa được xếp vào Gỗ NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình; và hay được dùng phổ biến trong xây dựng, sản xuất hay là thiết kế đồ nội thất; và được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Bời lời giấy, Chôm chôm, Bản xe, Chò xót, Chò xanh, Chùm bao, Chò lông, Ca bu,…
Ưu điểm của Gỗ Thông Đuôi Ngựa
Thông Đuôi Ngựa dần trở nên quen thuộc hơn dựa vào các lý do sau:
– Gỗ khá cứng, nặng, và có sức chịu lực trung bình. Gỗ giác gỗ lõi phân biệt rõ. Phần gỗ lõi màu nâu vàng, thớ gỗ thô phẳng, gỗ tương đối nhẹ (tỷ trọng từ 0,39-0,49)
– Khả năng kháng va đập của gỗ tương đối cao.
Ứng dụng
Nhờ những ưu điểm trên, Thông Đuôi Ngựa ngày càng được chú ý trong thị trường đồ gỗ. Có thể nói, loài cây này khi sử dụng trong thiết kế nội và ngoại thất rất phù hợp. Gỗ dùng chủ yếu cho việc xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ các gia dụng; làm diêm, kể cả các công trình dưới nước. Thêm vào đó, gỗ chứa khoảng 62% là xenluloza; và nhờ đó, có thể dùng để sản xuất giấy và sợi nhân tạo. Nhựa từ loài cây này là nguồn nguyên liệu cho một số mặt hàng trong ngành công nghiệp và y tế. Ví dụ như: làm thuốc chữa thấp khớp, sỏi mật và mụn nhọt.
Ngoài ra, loại thông này còn thường được trồng trong chậu làm cảnh hay trong vườn, công viên… Dùng làm cây công trình, khu công nghiệp, khu đô thị, khu sân vườn; và các dự án cây xanh cảnh quan….
Giá của Gỗ Thông Đuôi Ngựa
Gỗ Thông Đuôi Ngựa giá bao nhiêu? Gỗ Thông Đuôi Ngựa có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Hiện nay tại Việt Nam, cây Thông Đuôi Ngựa đang trở nên gần gũi hơn với người dùng. Bạn có thể tham khảo tầm giá sau; đây là mức giá vô cùng phổ biến đối với loại gỗ nhóm V: khoảng 2.000.000 VNĐ/ m3 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m); tầm 3.000.000 VNĐ/m3 với gỗ xẻ các quy cách dài >3m.
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.