Gỗ Tràm Gió Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go tram gio
5/5 - (1 bình chọn)

Lá, vỏ cây của cây Tràm Gió được sử dụng để làm dược liệu và tinh dầu. Tuy nhiên, Tràm Gió là loại cây được trồng để lấy gỗ. Nhưng chắc hẳn nhiều người chưa nắm rõ về các đặc điểm, ưu điểm, công dụng thực tiễn của loại gỗ này. Vậy Gỗ Tràm Gió là gỗ gì? Hãy cùng giải đáp câu câu hỏi này từ bài viết dưới đây nhé!

go tram gio
Gỗ Tràm gió là gỗ gì?

Tràm gió có tên khoa học là Melaleuca leucadendron Linn. Cây thuộc họ: Sim (danh pháp khoa học: Myrtaceae). Ngoài ra, loài cây này có một số tên gọi khác là: Tràm, chè cay, chè đông.

Tìm hiểu về Gỗ Tràm gió

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Tràm Gió để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Tràm Gió Tốt Không?” “Tràm Gió có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Tràm Gió

– Cây có chiều cao tầm 20m đối với cây thân gỗ
– Phần thân cây tràm gió thường có đặc điểm vỏ trắng xám; và bong tróc thành nhiều mảng, xốp,… Vỏ cây khá giống với cây bạch đàn.
– Lá cây tràm gió xanh tốt quanh năm. Lá có nhiều hình dạng; có thể là dài như hình mác hay hình trái xoan, hình kim… Những phiến lá mọc so le, đơn lá; các phiến lá dạng hình mác không cân xứng nhau. Những phiến lá khi còn non sẽ có màu trắng bạc; khi già dần sẽ có màu xanh lục và không còn lông.
– Hoa mọc thành từng cụm, từng chùm dài hình ngón tay. Trên mỗi chùm có vô số những bông hoa li ti. Màu của hoa tràm gió thường là màu vàng, màu trắng…Mùa hoa thường diễn ra từ tháng 3 – 6 hàng năm.

– Quả tràm gió có dạng hình cầu hoặc bán cầu. Khi chín thường sẽ nứt ra thành 3 cánh xoắn lại với nhau. Và trong mỗi quả lại có vô số hạt tràm nhỏ.

Sự phân bố của Gỗ Tràm Gió

Trên thế giới cây tràm gió tập trung chủ yếu ở Úc, một vài quốc gia Đông Nam Á: như Thái Lan, Indonesia, Lào, Malaysia, Campuchia và Trung Quốc…
Ở Việt Nam, tràm gió tập trung nhiều nhất ở khu vực các tỉnh: Quảng Bình, Đồng Tháp, Long An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cà Mau. Ngoài ra, loại cây này còn phân bố rải rác ở một vài tỉnh các khu vực như: đồi núi phía Bắc, duyên hải miền Trung…

Tràm Gió thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Tràm Gió được xếp vào Gỗ NHÓM VI – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng trung bình, thường dễ chế biến; và được xếp cùng các loại gỗ như: Chiêu liêu, Bạch đàn chanh, Bạch đàn đỏ, Bứa lá thuôn, Bạch đàn liễu, Cáng lò, Bạch đàn trắng, Chẹo tía, ….

Đặc tính của Tràm Gió

Tràm Gió là loại gỗ có một số đặc tính của nhóm VI như sau:
– Loại gỗ này có thể bị biến đổi, và hư hại sau thời gian sử dụng dài
– Gỗ có màu sắc vàng sáng, ít bị khuyết tật, khá cứng chắc, tỷ trong lớn hơn 650kg/m3
– Tràm Gió có thể chống lại sự tấn công của mối mọt và côn trùng tốt; đồng thời là làm chậm sự lão hóa gỗ ở điều kiện tự nhiên như: mưa nắng…
– Dù gỗ không có vân quá đặc biệt, tuy nhiên sớ gỗ tương đối mịn làm đồ nội thất rất đẹp.

Ứng dụng

Đây là một loại cây tốt cho môi trường lâm sản của nước ta. Vừa giúp phủ xanh đồi trọc, lại vừa cho ra sản lượng gỗ hằng năm lớn; cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho ngành sản xuất bột giấy, đồ mỹ nghệ gỗ,.. hay nói các khác là cho nhiều loại hình kinh tế từ xây dựng đến giấy, đồ gia dụng,… Tràm Gió làm gỗ sử dụng trong xây dựng nhà cửa, ván đóng thuyền và chế tác thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gỗ vô cùng thích hợp và mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế.

Các rừng tràm gió nguyên sinh dọc theo cửa sông, cửa lạch; có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ đất, chống xói mòn, hay sạt lở; và đặc biệt ngăn nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.

Với lượng tinh dầu chứa trong lá khá cao; nhờ vậy có thể chiết xuất lấy tinh dầu sử dụng để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cho con người.

Giá của Gỗ Tràm Gió

Gỗ Tràm Gió giá bao nhiêu? Gỗ Tràm Gió có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Tràm Gió rất thích hợp để sản xuất những ván sàn mang chất lượng tốt; mà giá cả lại rẻ hơn nhiều so với những loại gỗ khác. Nhờ vậy, Gỗ ngày càng được sử dụng nhiều hơn trên thị trường. Để sở hữu những sản phẩm từ loài gỗ này; chi phí mà bạn thường phải trả ra là là mức giá cả thường thấy ở nhóm gỗ VI như sau: tầm 1.800.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và khoảng 2.000.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!