Gỗ Trám Trắng Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go tram trang
4.5/5 - (11 bình chọn)

Gỗ Trám Trắng có chất lượng hay không? Loài cây này phân bố ở đâu? Trám Trắng thuộc nhóm mấy? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Đây chắc chắn là những thắc mắc thường gặp nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Chính vì vậy, ngay trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin hữu ích về gỗ từ cây Trám Trắng cho mọi người.

go tram trang
Gỗ Trám Trắng là gỗ gì?

Trám Trắng có tên khoa học là Canarium albrun Racusch. Đây là một loài cây thuộc họ Trám (Burseraceae). Cây có một số tên khác là: bùi, mắc cơm, cà na

Tìm hiểu về Gỗ Trám Trắng

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Trám Trắng để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Trám Trắng Có Tốt Không?” “Trám Trắng có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Trám Trắng

– Đây là cây gỗ lớn bản địa có chiều cao trung bình từ 20-30m; đường kính ngang ngực khoảng 50-70cm. Thân cây tròn thẳng, tán lá rộng và thường xanh quanh năm.
– Cành non có màu nâu nhạt, có lông mềm.
– Lá kép lông chim, mọc so le, dài chừng 30 – 40cm, gồm 7 – 11 lá chét. Lá gần gốc thì có đầu ngắn; lá ở giữa dài hơn, và có đầu thuôn dài; còn lá tận cùng hình bầu dục.
– Hoa mọc thành chùm kép ở đầu cành hay kẽ lá; và tụ họp từ 2 – 3 hoa ở một mấu. Hoa hình cầu, màu trắng. Mùa ra hoa vào tầm tháng 6 đến tháng 7
– Quả hình thoi, hai đầu tù, dài chừng 45mm, rộng khoảng 20 – 25mm. Khi chín, quả có màu vàng nhạt; bên trong có hạch cứng nhẵn, hình thoi. Mùa quả thường vào tháng 8 đến tháng 10.
– Trám trắng là cây ưa sáng, mọc nhanh.

Sự phân bố của Gỗ Trám Trắng

Trên thế giới, Trám trắng phân bố nhiều ở: Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam); Lào (các tỉnh phía Bắc) và Campuchia.
Tại Việt Nam, Trám trắng có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Có thể kể đến một số tỉnh thành như: Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Kạn, Hà Tây, Vĩnh Phúc; Hoà Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai; Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trám Trắng thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Trám Trắng được xếp vào Gỗ NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh; được xếp cùng các loại gỗ khác như: Gáo vàng, Cao su, Choai, Hồng rừng, Chân chim, Côm tầng,Cám, Lành ngạnh hôi, Lọng bàng,….

Đặc tính của Trám Trắng

Do loài cây này nằm trong nhóm gỗ thứ VII trong bảng phân loại gỗ Việt Nam; nên chúng mang một số đặc tính như sau:
– Gỗ dễ bị cong vênh hay là co rút trong quá trình sản xuất và sử dụng.
– Gỗ của trám trắng có giác lõi phân biệt và không rõ ràng về màu sắc. Và thường thì có màu trắng, vàng nhạt và hơi hồng. Vòng sinh trưởng không rõ.
– Gỗ có độ cứng và nặng trung bình, với khối lượng 550-630 kg/m3; các sợi gỗ có nhiều vách ngăn ngang, và dài trung bình
– Trám Trắng dễ bị mối mọt tấn công, sức chịu đựng kém. Nhưng dù vậy, gỗ dễ chế biến; giúp thiết kế thành nhiều sản phẩm đồ gỗ khác nhau.

Ứng dụng

Gỗ từ trám trắng được dùng làm đồ mộc; dùng trong ngành xây dựng và làm nguyên liệu cho công nghiệp gỗ dán, lạng, bột giấy và củi đun. Có thể kể đến một số thiết kế nội thất hay đồ mộc gia dụng như: tủ, bàn ghế, kệ chén, cánh cửa, giường, sàn gỗ, sofa, … Sở hữu những đồ nội thất này, chắc hẳn là sẽ giúp cho không gian căn nhà bạn gần gũi và sang trọng hơn.

Ngoài ra, quả trám là thức ăn phổ biến của nhiều người dân, nhất là đồng bào ở các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam. Quả Trám cũng được chế biến ô mai, làm thuốc chữa ho, hay giải rượu và giải độc. Vỏ cây trị dị ứng sơn, đau nhức răng. Nhân hạt trám trị giun và hóc xương.
Trám trắng còn có thể cung cấp nhựa. Nhựa này dùng chưng cất lấy tinh dầu, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp nước hoa. Thêm vào đó, nhựa trám cũng được sử dụng để chế biến sơn; hay dùng trong kỹ nghệ xà phòng, vecni.

Giá của Gỗ Trám Trắng

Gỗ Trám Trắng giá bao nhiêu? Gỗ Trám Trắng có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ; nên nhu cầu về nguyên liệu này ngày càng nhiều. Chính vì lý do này, trên thị trường, giá thành của gỗ cũng trở nên đắt đỏ hơn. Trám Trắng có thể có các mức giá khác nhau; tùy theo tuổi đời hay nguồn gốc. Nhưng nhìn chung, mức giá của Trám Trắng khá “mềm”. Trung bình với các loại gỗ này sẽ có tầm giá như sau: tầm 2.300.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và khoảng 3.000.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!