Gỗ Vàng Tâm Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-vang-tam
4.2/5 - (6 bình chọn)

Vàng Tâm là loại cây vô cùng quen thuộc dùng để đóng các đồ tâm linh trong chùa hay nhà thờ; và cả quan tài…. Vậy “Gỗ Vàng Tâm có ưu điểm là gì?” hay “Vàng Tâm có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về loài cây này nhé!

go-vang-tam

Gỗ Vàng Tâm là gỗ gì?

Cây Vàng Tâm danh pháp gồm hai phần: Manglietia conifera. Tên khoa học của cây là Manglietia fordiana Oliv. Đây là loài thực vật nằm trong họ Mộc lan (Magnoliaceae).
Cây còn có tên gọi khác là cây mỡ.

Tìm hiểu về Gỗ Vàng Tâm

Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm nhận biết; ứng dụng của cây Vàng Tâm để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Vàng Tâm Có Tốt Không?” “Vàng Tâm có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Vàng Tâm

– Vàng Tâm có chiều cao từ 25 – 30 m. Đường kính thân cây khoảng 70-80 cm.

– Vỏ cây có màu xám trắng, dày khoảng 1 cm.

– Cành non, lá non đều có lông tơ màu nâu.

– Lá Vàng tâm là chất da, khá dày, có hình bầu dục dài; dày tầm 5 – 17 cm, rộng khoảng 1,5 – 6,5 cm. Đầu lá nhọn; cuống lá dài 1,4 cm; màu nâu đỏ.

– Hoa thuộc loại lưỡng tính; mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài tầm 1 – 2 cm. Cánh hoa màu trắng, có nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp giống như hình xoắn ốc. Hoa có mùi thơm nhẹ; hương lâu. Mùa hoa vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Mùa quả khoảng tháng 9, tháng 10.

– Cây được tái sinh bằng hạt và có tốc độ tăng trưởng trung bình.

Sự phân bố của Gỗ Vàng Tâm

Trên thế giới, cây được trồng ở: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào và một số nước châu Á khác.
Tại Việt Nam, Vàng tâm phân bố nhiều ở Hà Giang; Lào Cai; Tuyên Quang, Nghệ An (Quỳ Châu); Quảng Bình (Bố Trạch: Ba Rền).

Vàng Tâm thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Vàng Tâm được xếp vào Gỗ NHÓM IV – Nhóm gỗ có màu tự nhiên; thớ khá mịn, tương đối bền, dễ gia công; xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Re gừng; Sụ; Sến bo bo; Sến đỏ, So đo công, Thông ba lá…

Cách nhận biết Gỗ Vàng Tâm

Nhận biết bằng cách “Quan sát bằng mắt”:

– Gỗ có màu vàng; thường vàng hơn gỗ ngọc am; hơi xốp như gỗ ngọc am. Độ xốp hơn gỗ dổi, gỗ lát. Vân gỗ không rực rỡ bằng gỗ lát; nhưng vân Vàng Tâm lại đẹp hơn gỗ Ngọc Am.
– Toom gỗ và thớ gỗ không mịn. Khi bào bằng tay, thớ gỗ ngược sẽ gợn sóng. Đây là đặc điểm rất khác biệt so với những loại gỗ nhẹ khác.

Nhận biết bằng cách “Ngửi và đốt”:

– Khi ngửi, bạn thấy mùi gỗ thơm. Đặc biệt, gỗ khi bị đốt sẽ nổ lép bép; thỉnh thoảng lại xì ra như que diêm cháy. Đây là đặc điểm vô cùng quan trọng để nhận biết cây Gỗ Vàng Tâm thật hay giả

Tuy nhiên, cây vàng tâm hay bị nhầm lẫn với cây mỡ; dù hai loại này không khó để phân biệt đến thế. Thịt của cây gỗ mỡ là màu xám trắng; hơi ánh bạc, khá mềm, thớ thẳng, mịn. Còn vàng tâm, gỗ có màu vàng và khá thơm.

Ưu điểm của Gỗ Vàng Tâm

Gỗ ít bị mối mọt, không gãy mục. Ngay cả khi khô cũng không nẻ và không biến dạng. Cây có độ bền cao với tuổi thọ có thể lên tới hàng nghìn năm. Gỗ khá nhẹ và bền

Loại gỗ này có mùi hương đặc trưng; thơm ở giác gỗ và hơi ngái ở lõi. Khi thời tiết hanh khô; cũng không bị biến dạng giống như nhiều loại gỗ khác.
Vân gỗ tự nhiên đẹp mắt; mang cảm giác trang trọng.

Nhược điểm

– Gỗ thường không có khả năng chịu nhiệt tốt dưới không gian không có mái che.
– Xét về tính sang trọng; Vàng Tâm khó sánh kịp với các dòng gỗ khác như: gỗ căm xe, gỗ gụ hay là gỗ sồi, ….

Ứng dụng

Gỗ Vàng Tâm được sử dụng chủ yếu làm đồ tâm linh; như là đóng quan tài.
Gỗ từ loại cây này còn được sử dụng trong làm các đồ gỗ ở cung đình; nhà thờ; Tòa Công Giáo; nhà chùa,câu đối, hoành phi, áo quan, tượng Phật; ban thờ,…
Ngày nay, cây có thể ứng dụng để làm làm hộp khảm trai; sơn mài, và làm tranh sơn mài.

Giá của Gỗ Vàng Tâm

Gỗ Vàng Tâm giá bao nhiêu? hay Gỗ Vàng Tâm có đắt không? là những câu hỏi bạn thường hay đặt ra khi là xem xét lựa chọn loại gỗ này đúng không?

Trên thị trường gỗ hiện nay; giá thành của Gỗ Vàng Tâm cũng không quá “cắt cổ”; vì vậy gỗ được sử dụng khá rộng rãi. Gỗ để đóng đồ tâm linh có giá khoảng 30-50 triệu đồng/m3 tùy thuộc vào khổ gỗ to hay nhỏ; chất lượng gỗ đẹp hay xấu.
Riêng đối với gỗ để làm quan tài thì đắt hơn. Ví dụ như một chiếc quan tài có tấm địa dày từ 10 cm; tấm thiên dầy 15-30 cm, hai tấm thành dầy chừng 6-8cm thì có giá trên thị trường vào khoảng 50 -80 triệu đồng tùy theo kiểu dáng và chất lượng gỗ.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

 

 

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!