Xương Rồng là một trong các loài cây cảnh văn phòng rất quen thuộc. Cây mang đến sự mới mẻ cho không gian và cũng mang nhiều ý nghĩa về phong thủy. Vậy Cây Xương Rồng là loài cây gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Cây Xương Rồng là cây gì?
Họ Xương rồng (danh pháp khoa học: Cactaceae) là các loài cây mọng nước hai lá mầm có hoa. Họ Cactaceae có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây xương rồng có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là vùng sa mạc.
Đặc điểm nhận biết Cây Xương Rồng
Xương rồng là loài thực vật mọng nước, chịu hạn tốt, lá cây tiêu biến thành gai giúp thích nghi với môi trường sống
Thân cây mọng nước phát triển được thành cây lớn, mọc thành bụi.
Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm. Đa phần hoa là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo từng loài. Hình dạng thì thay đổi từ dạng phễu thành dạng chuông và tới dạng tròn phẳng
Vị trí đặt Cây Xương Rồng đẹp và hợp phong thủy
Theo các chuyên gia về phong thủy, xương rồng thích hợp nhất trồng bên ngoài nhà. Các vị trí như là: trước cửa nhà, sân trước nhà, hay sân sau, ban công. Vì bề ngoài cây gai góc như người lính bảo vệ, giúp gia chủ đuổi tà khí, tránh bệnh tật, tiểu nhân,…
Với những nhà hướng Tây Bắc – hướng xấu thì khi đặt cây trước cửa nhà sẽ giúp hóa giải tà khí từ hướng xấu này mang lại. Giúp ngôi nhà thêm vượng khí, tài lộc cùng may mắn.
Bên cạnh đó, xương rồng có thể đặt trong phòng tắm. Cây giúp tiêu diệt năng lượng xấu, tà khí.
Xương rồng không nên đặt ở đâu?
Bạn không nên đặt cây ở phòng khách. Đây chính là nơi tụ họp của các thành viên gia đình. Nếu đặt trong phòng khách, sẽ làm phát tán nguồn năng lượng tốt, gia đình bất hòa, dễ xung đột với nhau.
Nhiều người thường đặt một chậu xương rồng trang trí bàn làm việc. Xương rồng ở vị trí này khiến công việc gặp nhiều khó khăn và không thuận lợi.
Đặt cây ở công ty, văn phòng làm việc khiến công ty khó phát triển, dễ thất thoát tài sản; là điềm báo xấu người đứng đầu công ty không sáng suốt trong công việc điều hành…
Bên cạnh đó không nên đặt cây ở phòng ngủ vì gai trên thân cây như là nguyên nhân khiến cho vợ chồng bất hòa, tình cảm đi xuống.
Cây Xương Rồng – Lợi ích và Ý nghĩa phong thủy
Lợi ích khi trồng cây Xương Rồng
Xương rồng được dùng nhiều để trang trí, tạo cảnh quan thiên nhiên cho ngôi nhà
Bên cạnh đó, cây cũng có thêm nhiều lợi ích liên quan tới sức khỏe như: Giảm lượng cholesterol, Chữa bệnh tiểu đường, Chống lại bệnh ung thư, Tăng cường tiêu hóa, Giảm cân, Bảo vệ tế bào não,…
Ý nghĩa phong thủy
Xương rồng là loài cây sống ở nơi hoang mạc khô cằn nhất, nên cây có sức sống và nghị lực rất phi thường. Nhất là lúc xương rồng nở hoa – một thành quả sau bao nỗ lực trước khó khăn của thiên nhiên. Cho nên xương rồng là biểu tượng cho tình yêu đẹp cùng sức sống mạnh mẽ.
Trong phong thủy, thân cây phát triển theo hướng lên trên; mang ý nghĩa đem đến sức mạnh, và có tác dụng hóa hung cao.
Cây Xương Rồng hợp mệnh gì?
Mệnh Kim là mệnh thích hợp nhất để trồng xương rồng. Cây giúp những người mệnh Kim hóa giải những điều xui rủi, phòng tiểu nhân. Đồng thời mang tới tài lộc, may mắn cho người sở hữu.
Cây Xương Rồng HỢp TUỔI GÌ?
Tuổi hợp để trồng xương rồng nhất là tuổi Thìn, nhờ hình dáng cây có nhiều điểm tương đồng với rồng. Cây giúp người tuổi Thìn ngăn điều không may trong công việc, hay cuộc sống, tình duyên và sức khỏe.
Cách trồng và chăm sóc Cây Xương Rồng
1. Tưới nước
Xương rồng bắt nguồn từ sa mạc nên thích nghi tốt với môi trường khô hạn. Tưới nhiều cây dễ bị úng, nhưng nếu cây khô nước quá lâu khiến yếu cây. Loại nước tưới có độ PH trung bình như nước mưa hay là nước máy.
Mỗi khi tưới nước, quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Lượng nước trên một lần nên tưới vừa đủ để nước ngấm tới rễ cây, chừng 3/4 chậu trồng.
2. Ánh sáng và không khí
Xương rồng là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh nắng trực tiếp vào buổi sáng. Cây cần ít nhất 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với Xương rồng con, hạt mới nảy mầm tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày phơi ra nắng vào buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ.
3. Nhiệt độ
Trong tự nhiên hoang dã, cây chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, khoảng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp khiến cây ngừng phát triển và suy yếu.
4. Dinh dưỡng
Dù xương rồng có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng nhưng bạn cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất để cây phát triển tốt nhất.
Trong mùa phát triển, cây cần chất đạm (N) giúp sự tăng trưởng thân, hay chất potassium (P) giúp phát triển của hoa và trái; hay chất phosphorus (P) tốt cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần thêm một số chất vi lượng khác.
Mua Cây Xương Rồng ở đâu đẹp và rẻ nhất
Dưới đây là những chợ, vườn cây cảnh lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam – nơi bạn có thể tham khảo và tìm mua được những Cây Xương Rồng đẹp nhất
-
Làng nghề cây cảnh vị khê, Điền Xá, Nam Định
-
Làng nghề cây cảnh Phụng Công tỉnh Hưng Yên
-
Làng nghề cây cảnh Hải Lý tỉnh Nam Định
-
Làng nghề cây cảnh Phù Liễn (Hồng Phong – Nam Sách – Hải Dương)
-
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây (Hòa Điền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)
-
Một số địa điểm mua cây cảnh uy tín tại Hà Nội
Công ty TNHH Đầu tư và Dịch Vụ Đức Thắng (Phố Trần Quang Diệu, Đống Đa), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và môi trường ViNaTrees (Yên Hòa, Cầu Giấy), Mini Green shop (Tây Sơn, Ngã Tư Sở), Công ty TNHH Sinh vật cảnh Vườn Xanh (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm), Công ty cây xanh Đức Lộc (KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy), Cổ phần Sinh vật cảnh Viên Lâm (Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội)
-
Những địa chỉ bán cây cảnh uy tín nhất TP.HCM
Vườn Cây Mini (479/38 Phan Văn Trị, P5 Gò Vấp), Flowerstore, Sài Gòn hoa (74/2/1D, Đường 36, Tổ 4, Khu phố 8, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức), Công ty cổ phần Lộc Xanh (50 Linh Đông, phường Linh Đông,Q Thủ Đức), Công ty TNHH TMDV cây cảnh Nhà Xanh (672/12 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12), Shop Cây Xanh Ngọc Lan (76 Đường 7, Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức), Công ty CP Cảnh Quan Xanh (118 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1), Cửa hàng cây cảnh Minh Tân (Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi)
Giá của Cây Xương Rồng
Trên thị trường có nhiều nơi bán Xương Rồng, mỗi nơi giá thành khác nhau. Giá dao động từ 30 – 50 nghìn đồng/ cây với cây nhỏ để bàn. Với cây lớn hơn, giá có thể lên tới trăm ngàn, tùy vào kích thước của cây
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.