Gỗ Bồ Hòn Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-bo-hon
5/5 - (4 bình chọn)

Cây Bồ Hòn là nguyên liệu thân thuộc để sản xuất xà phòng thân thiện môi trường. Nhưng bạn có biết loại cây này còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Vậy Gỗ Bồ Hòn là gỗ gì mà có nhiều ưu điểm và ứng dụng đến vậy?. Hãy cùng khám phá tất tần tật về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!

go-bo-hon

Gỗ Bồ Hòn là gỗ gì?

Bồ Hòn có tên khoa học là Sapindus mukorossi Gaertn (danh pháp khoa học: Ficus religiosa)
Đây là một loài cây thuộc họ: Sapindaceae (Bồ hòn)
Bồ Hòn còn có tên gọi khác là: Bòn hòn, Vô hoạn tử

Tìm hiểu về Gỗ Bồ Hòn

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Bồ Hòn để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Bồ Hòn Có Tốt Không?” “Bồ Hòn có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Bồ Hòn

– Bồ Hòn là loại cây thân gỗ, có chiều cao từ 15-35m. Cây có thân thẳng và hình trụ. Vỏ thân xám nhẵn, thường bong vỏ hình vảy,

– Lá nhỏ, kép lông chim với chừng 5 – 10 cặp lá chét. Vòm lá hình dù (bán cầu), tỏa rộng khoảng 5 – 6 m. Lá rụng để lại sẹo hình tim ngược trên cành. Gân bên khá nhiều, nhỏ. Cuống lá nhỏ rất ngắn. Cành non màu xám vàng, có lông.

– Hoa lưỡng tính, có màu lục vàng hợp thành cụm, thành chùy ở đầu cành; chiều dài chừng 15 – 30cm, có lông tơ. Bầu nhẵn, vòi ngắn. Cành tràng có màu trắng lục. Mùa hoa thường vào tháng 4 – 5.

– Quả mọng hình cầu, mọc thành chùm. Quả khi non có màu xanh, đến khi già chuyển màu vàng nhẹ; hạt màu đen, long lanh rất đẹp mắt. Hạt hình cầu, màu cánh gián, cứng. Mùa quả thường vào tháng 10 – 11.

– Đây là loại cây ưa sáng, ưa đất tốt, đất ẩm; và sinh trưởng nhanh. Ở trong các rừng rậm, ẩm, tái sinh hạt tốt. Khả năng chịu hạn của cây khá kém.

Sự phân bố của Gỗ Bồ Hòn

Cây Bồ hòn là loài thực vật phân bố ở nhiều nước Đông Á, bao gồm: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Dương. Chúng mọc tự nhiên từ độ cao khoảng từ 200 m đến 1.500 m
Tại Việt Nam, Bồ Hòn tập trung tại nhiều nơi từ Miền Tây Bắc tới vùng Tây Nguyên. Có thể kể đến các tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… và cả trong Thảo Cầm Viên ở Sài Gòn.

Bồ Hòn thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Bồ Hòn được xếp vào Gỗ NHÓM VIII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng rất kém, khả năng bị mối mọt cao và không bền; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Bồ đề, Bồ kết, Bo, Bung bí, Bông bạc, Bộp,Chay, Cóc…

Ưu điểm của Gỗ Bồ Hòn

– Bồ Hòn cho chất gỗ tương đối tốt, khá nặng. Gỗ có dác lõi phân biệt, dác có màu trắng vàng, lõi màu xám vàng. Từ đó, gỗ có công dụng làm đồ gia dụng thông thường trong gia đình và các đồ thủ công khác nhau.
– Giá thành của gỗ tương đối rẻ.
– Gỗ dễ xẻ, dễ gia công

Nhược điểm

– Bồ Hòn là loài cây thuộc nhóm gỗ nhẹ. Bởi vậy, chúng có đặc điểm chung là chịu đựng rất kém, không bền, khả năng bị mối mọt cao và không bền, hay bị cong vênh.

Ứng dụng

Loài cây này được xem là cây quan trọng ở nhiều nước Châu Á nhờ chất lượng gỗ và đặc biệt là quả Bồ Hòn – nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm bảo vệ da; thuốc chữa bệnh và chất phụ gia công nghiệp, bột giặt.

Gỗ Bồ Hòn khá cứng, nặng, có màu vàng sáng. Nhờ thế, gỗ thường được dùng trong xây dựng ở nhiều vùng nông thôn, như là: làm nông cụ, làm dụng cụ ép dầu hay ép đường.
Nhưng cũng vì gỗ ít bền, nên chỉ thường để đóng đồ đạc thông thường như giường tủ; kệ giá sách; và để xẻ ván.

Quả còn được dùng làm chất tẩy rửa, dầu gội đầu thảo dược. Nhiều nước trên thế giới đã dùng quả Bồ hòn để làm nguyên liệu tẩy trong chăm sóc da, tóc và các hiệu giặt. Nhiều nơi xem quả Bồ hòn như là một loại nguyên liệu để sản xuất dầu gội đầu hảo hạng và bột giặt. Ở nhiều nước phương Tây (Canada, Mỹ, Anh…), quả Bồ hòn là thành phần không thể thiếu để “chế tạo” xà phòng thân thiện môi trường, không độc hại và không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cộng đồng

Ngoài ra, quả từ loài cây này cũng được ứng dụng nhiều trong y tế như: dùng làm chất long đờm; gây nôn, ngừa thai, chữa chứng đau nửa đầu; ngứa ngáy, trị chấy, và điều chỉnh chứng chảy nước bọt thái quá.

Giá của Gỗ Bồ Hòn

Gỗ Bồ Hòn giá bao nhiêu? Gỗ Bồ Hòn có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Nhìn chung, giá thành của Bồ Hòn chỉ ở mức trung bình, không quá “đắt đỏ” và mức giá thường cố định. Bạn hãy tham khảo mức giá sau dành cho các loại gỗ nhóm VIII: tầm 1.300.000 VNĐ/m3 đối với loại gỗ tròn và 1.600.000 VNĐ/m3 với gỗ hộp.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!