Gỗ Sưa Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-sua
5/5 - (82 bình chọn)

Gỗ Sưa là loại gỗ vô cùng quý hiếm. Hiện nay số lượng cây mọc hoang trên rừng rất ít, và hầu như là đã bị khai thác hết. Mỗi cây sưa từ 20 năm tuổi trở lên đều có giá hàng chục tỷ đồng nên được gọi là “gỗ sưa trăm tỷ”. Và một số lượng nhỏ cây sưa đỏ nằm tại các công viên, nhà chùa,… được trông coi rất cẩn thận. Vậy Gỗ Sưa là gỗ gì? mà mọi người lại săn lùng đến vậy? Cùng khám phá nhé!

go-sua

Gỗ Sưa là gỗ gì?

Sưa hay còn gọi trắc thối có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain. Đây là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae)

Tìm hiểu về Gỗ Sưa

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Sưa để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Sưa Có Tốt Không?” “Sưa có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Sưa

– Đây là cây gỗ nhỡ và rụng lá theo mùa. Chiều cao trung bình từ 6-12m (cũng có thể cao tới 15m).
– Thân cây dạng hợp trục và dáng phân tán.
– Vỏ cây có màu vàng nâu hay xám, thường nứt dọc.
– Các cành non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá thường mọc cách, lá dạng kép lông chim lẻ, và mỗi là kép có khoảng 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính. Lá chét có hình xoan thuôn với đầu nhọn hoặc có mũi nhọn; mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng.
– Hoa mọc ra từ nách lá, thường sẽ xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa sưa là hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, với kích thước khoảng 7-9mm, có mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào khoảng tháng 2-3.
– Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài chừng 5–7,5 cm, rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả có 1-2 hạt; mỗi hạt có đường kính tầm 8-9mm. Quả khi chín thì không tự nứt.
– Đây là loài cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, và cần độ ẩm cao.

Sự phân bố của cây Sưa

Cây phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m. Trong tự nhiên, bạn có thể tìm thấy cây sưa trong rừng mưa nhiệt đới hay là rừng mưa nhiệt đới gió mùa.
Cây chủ yếu phân bổ ở Việt Nam hay được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc

Sưa thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Sưa được xếp vào Gỗ NHÓM I – Nhóm gỗ quý hiếm, có vân gỗ đẹp, giá trị kinh tế cao; và được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Cẩm lai, Bằng Lăng cườm, Cẩm liên, Cẩm thị, Thông tre, Dáng hương,…

Gỗ Sưa có bao nhiêu loại?

Sưa có 3 loại là Sưa đỏ, Sưa đen và Sưa trắng.
Trên thị trường hiện nay, ta chỉ thấy còn hai loại là sưa trắng và sưa đỏ. Riêng sưa đen thì cực kỳ hiếm gặp – được gọi là tuyệt gỗ, hiện nay loại cây này không thấy xuất hiện trên thị trường.

Cách phân biệt Sưa đỏ và Sưa trắng.

  • Thân cây

Sưa đỏ: Vỏ dày, sần sùi và nứt sâu.
Sưa trắng: Vỏ mỏng, trơn và nứt nhẹ.

  • Lá cây

Sưa đỏ: Lá chét mọc cách nhau, với đầu lá có mũi nhọn ngắn, chất lá dai.
Sưa trắng: Lá chét mọc đối nhau, với đầu lá có mũi nhọn dài, chất lá mềm.

  • Hoa

Sưa đỏ: Màu trắng vàng hoặc vàng nhạt. Hoa thường xuất hiện sau khi ra lá non vào khoảng tháng 3 – 5.

Sưa trắng: Màu trắng tinh. Hoa lại xuất hiện trước khi ra lá non tầm tháng 2 – 4.

  • Quả

Sưa đỏ: Quả đậu có cánh mềm, và thường không có mũi nhọn. Đặc biệt khi đốt hạt có mùi thối.
Sưa trắng: Quả đậu có vỏ rất cứng, và đỉnh nhọn như lưỡi dao. Còn khi đốt hạt không có mùi thối. Hạt Sưa trắng có độc.

Cách nhận biết Gỗ Sưa như thế nào?

Quan sát bằng mắt thường:

Đây là phương pháp chủ yếu chỉ dành cho thợ, với người thường khó mà thực hiện.
Sắc gỗ màu từ đỏ vàng đến đỏ đen. Vì thế, người xưa đã có câu “vân gỗ trắc , sắc gỗ sưa”
Vân gỗ nổi lên xoắn xít thành từng lớp từng lớp rất đẹp; nhiều khi sẽ có những vùng xoáy nhìn thấy hiện ra những hình thù kỳ lạ: vân “hình mặt quỷ”, “hình mây cuộn”, “hình đồng xu” … Tuy nhiên đó là ở những dòng gỗ có tuổi thọ cực già tuổi; nếu gỗ dưới 40 năm vân sẽ không được như vậy.
Thớ gỗ: Mịn, nhỏ và màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, chỉ thi thoảng mới có thớ gỗ màu đen. Gỗ càng già, càng đanh thì thớ gỗ càng mịn.

Đốt thành tro

Đây là phương pháp đơn giản, nhưng chính xác nhất
Khi đốt đến tàn tro cuối cùng thì gỗ chuẩn hàng thật sẽ thường cho ra tàn tro màu trắng, trắng xám, đặc biệt tàn tro rất mịn, như bột. Còn các loại sưa kém chất lượng như sẽ cho tàn tro màu đen, xốp.

Ưu điểm của Gỗ Sưa

Sưa là loại gỗ vô cùng nổi tiếng và được nhiều người săn lùng bởi vì:
– Sưa thường có thớ gỗ khá nhẵn mịn; và đẹp mắt với những đường vân ấn tượng
– Gỗ có mùi thơm nhè nhẹ, tự nhiên, quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm.
– Loại gỗ này mang nhiều ưu điểm của dòng gỗ nhóm I như: độ dẻo dai cao; gỗ rất hiếm khi bị cong vênh, chất gỗ đanh và cứng; tuổi thọ cao

Ứng dụng

Sưa là loài cây có tán thưa, hoa trắng và thơm. Nhờ thể cây có thể được trồng làm cây cảnh quan đường phố.
Với những khúc gỗ nhỏ, thường được sử dụng làm: vòng gỗ phong thủy, móc khóa hay mặt dây chuyền.

Những khúc gỗ lớn hơn sẽ được ứng dụng vào điêu khắc làm tượng gỗ mỹ nghệ. Đối với những miếng gỗ già có tuổi đời cả trăm năm, sẽ được chế tác đồ gỗ nội thất như: bàn ghế, giường tủ, hoặc các vật trang trí như tay vịn cầu thang hay lộc bình …
Có nhiều ý kiến về công dụng của loại gỗ này; nhưng đến nay chỉ có công dụng rõ ràng nhất: là làm đồ thờ cúng, như bàn tủ thờ cúng, tượng phật, thần tài, ông địa… Do hiện tại số lượng gỗ còn rất hiếm nên vẫn ưu tiên cho mục đích tâm linh.

Ý nghĩa phong thủy của Gỗ Sưa

Sưa có rất nhiều tác dụng như chữa bệnh; đặc biệt là trừ tà trong phong thủy. Phổ biến nhất ngày nay vẫn là sử dụng những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.

Từ xa xưa, vua chúa đã dùng sưa làm nội thất; các đồ đạc mang tính trọng đại trong vương phủ, nhằm chiêu tài lộc và bình an. Trong Phật Giáo, sưa đỏ được làm thành các tràng hạt Có những chuỗi vòng tay từ sưa đỏ được đấu giá tới hàng chục ngàn USD.

Giá của Gỗ Sưa

Gỗ Sưa giá bao nhiêu? Gỗ Sưa có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Thực tế thì để giải đáp vấn đề Sưa giá bao nhiêu, thì cần xem xét trên nhiều góc độ.
Bạn có thể tham khảo mức giá như sau:
Giá Sưa loại 1 – Tuổi đời hơn 300 năm – Đường kính lõi tầm 40 cm: 40 – 50 triệu / 1 kg.
Giá Sưa loại 2 – Tuổi đời hơn 100 năm – Đường kính lõi tầm 20 cm: 15 – 20 triệu / 1 kg.
Giá Sưa loại 3 – Tuổi đời hơn 40 năm – Đường kính lõi tầm 10 – 15 cm: 3 – 10 triệu/ 1 kg.
Giá Sưa loại 4 – Tuổi đời từ 8 – 12 năm – Giá khoảng 5 – 10 triệu / 1 cây.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!