Cây Lan Chi – Đặc điểm, ý nghĩa, cách nhận biết và chăm sóc

Cây Lan Chi
5/5 - (1 bình chọn)

Cây Lan Chi là loài cây nằm trong những cây cảnh văn phòng được rất nhiều người ưa chuộng…Không những thế, cây còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cây Lan Chi là loại cây gì? Lan Chi hợp với mệnh nào? Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Cây Lan ChiCây Lan Chi là cây gì?

Lan Chi có tên khoa học là Chlorophytum Comosum; tên tiếng Anh: Spider Plant; thuộc họ thực vật Asphodelaceae (họ Tỏi rừng). Nguồn gốc của cây từ các nước châu phi và vùng nhiệt đới.
Cây còn có tên gọi khác là: Mẫu Tử, cây Dây Nhện, Cỏ mệnh môn, Lục thảo trổ, Luyến khách, thảo lan chi, cây lan bạch chỉ, cây mạng nhện, …

Đặc điểm nhận biết Cây Lan Chi

  • Lan chi thuộc giống cây thân thảo, mọc thành bụi nhỏ. Chiều cao trung bình của cây từ 40-50cm.
  • Cây chỉ có 1 thân rễ ngắn, và rễ phát triển thành củ thịt dần phình to, sau đó lại dễ dàng tách ra khỏi thân cỏ.
  • Lan Chi có 2 loại thường thấy: Lan chi lá dài và lan chi lá sọc.
  • Cây Lá dài nhìn giống lá hẹ và nhưng không bắt mắt bằng lan chi lá sọc. Vì lý do này mà lan chi lá sọc được ưa thích để cây cảnh hơn. Lá cây mọc sát đất, dạng hình giáo, kéo dài ở đầu, có màu xanh bóng và nổi rõ hai dải màu trắng thường dọc theo mép lá.
  • Hoa lan chi khá nhỏ, mọc thành cụm.

Vị trí đặt Cây Lan Chi đẹp và hợp phong thủy

Lan Chi ưa sáng và chịu bóng một phần, vậy nên bạn có thể để cây ở ban công hay cửa sổ. Nhờ khả năng hút được tia điện tử độc hại phát ra từ máy tính; nên cây được trên bàn làm việc, bàn học tốt cho mắt và da. Ngoài ra Lan Chi còn dùng làm cây để bàn trong nhà, ở trong bếp, trên nóc tủ,…..

Cây Lan ChiCây Lan Chi – Lợi ích và Ý nghĩa phong thủy

Lợi ích khi trồng cây Lan Chi

Lan chi có thể là vị thuốc chữa trị các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy. kiết lị, khó tiêu,… nhờ rễ “độc nhất vô nhị” của cây. Thân cây cũng có thể dùng làm thuốc, với tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán viêm.
Lan chi được xem như “máy lọc không khí” thần kỳ, theo các nhà khoa học. Cây hấp thụ tới 95% cacbonic, và xử lý các khí độc hại từ thiết bị điện thải ra, biến chất các khí gây ung thư trong không khí như là Aldehyde formic thành đường & amoni acid.
Bên cạnh đó, cây còn giúp trang trí nhà cửa, sân vườn, hay ban công, bàn làm việc,… tiếp năng lượng cho bạn mỗi ngày.
Ngoài ra, cây cũng là món quà ý nghĩa để dành tặng người thân.

Ý nghĩa phong thủy cây Lan Chi

Theo dân gian, Lan Chi chính là biểu tượng cho sức sống dẻo dai, bền bỉ. Sự mạnh mẽ này sẽ không chịu khuất phục trước những khó khăn cũng như là không truy cầu danh lợi.
Nếu bạn tìm kiếm một loại cây giúp xua đuổi ma quỷ, hay những điềm xấu thì không nên bỏ qua loại cây này. Theo phong thủy, lan chi như lá bùa hộ mệnh đem lại hạnh phúc, may mắn, tài vượng cho người sở hữu.

Cây Lan Chi hợp mệnh gì?

Lan Chi với màu xanh mướt mắt, phù hợp nhất với những người thuộc mệnh Thủy. Theo phong thủy, nếu người mệnh Thủy trồng cây này, sẽ giúp mang đến thành công, tài lộc cho người trồng.

Cây Lan Chi HỢP TUỔI GÌ?

Bên cạnh đó, lan chi rất hợp với người tuổi Mùi. Cũng theo phong thủy thì Lan Chi hợp nhất với người mệnh Thủy, thuộc những năm sau đây:

Cách trồng và chăm sóc Cây Lan Chi

1. Ánh sáng

Lan Chi thuộc nhóm cây ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần. Chính vì vậy, đặt lan chi ở nơi có ánh sáng vừa đủ để cây không bị cháy. Thêm vào đó, tránh để cây trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.

2. Đất trồng

Đất dùng không cần quá cầu kỳ vì cây không kén đất. Cây sinh trưởng được ở nhiều loại đất khác nhau. Cần đảm bảo đất có thẻ thoát nước tốt, độ pH trong khoảng 6.1-7.5

3. Nước tưới

Luôn giữ độ ẩm của đất duy trì giúp lan chi sinh trưởng tốt. Nếu như nước bị nhiễm phèn thì không nên dùng, bạn hãy thay thế bằng dung dịch nước cất hoặc là nước mưa.

4. Nhiệt độ

Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình từ 18 – 24 độ C, vô cùng phù hợp với nhiệt độ khí hậu nhiệt đới nước ta.

5. Bón phân

Bón phân nếu không đầy đủ sẽ khiến cây bị vàng, khô và già ở phần lá. Khi tới mùa sinh trưởng, bạn nên bón 2 tuần/lần phân nước. Với giống có hoa thì nên bón một ít đạm.

6. Phòng sâu bệnh

Phòng chống sâu bệnh cho lan chi nhất là bệnh thối rễ. Để tránh bệnh này, nên tăng cường điều tiết phân bón, và không tưới quá nhiều nước và hãy để cây thông gió; cây sẽ tránh được sâu bệnh hay tình trạng vàng lá.

Cây Lan ChiMua Cây Lan Chi ở đâu đẹp và rẻ nhất

Dưới đây là những chợ, vườn cây cảnh lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam – nơi bạn có thể tham khảo và tìm mua được những Cây Lan Chi đẹp nhất

  • Làng nghề cây cảnh vị khê, Điền Xá, Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phụng Công tỉnh Hưng Yên

  • Làng nghề cây cảnh Hải Lý tỉnh Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phù Liễn (Hồng Phong – Nam Sách – Hải Dương)

  • Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây (Hòa Điền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)

  • Một số địa điểm mua cây cảnh uy tín tại Hà Nội

Công ty TNHH Đầu tư và Dịch Vụ Đức Thắng (Phố Trần Quang Diệu, Đống Đa), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và môi trường ViNaTrees (Yên Hòa, Cầu Giấy), Mini Green shop (Tây Sơn, Ngã Tư Sở), Công ty TNHH Sinh vật cảnh Vườn Xanh (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm), Công ty cây xanh Đức Lộc (KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy), Cổ phần Sinh vật cảnh Viên Lâm (Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội)

  • Những địa chỉ bán cây cảnh uy tín nhất TP.HCM

Vườn Cây Mini (479/38 Phan Văn Trị, P5 Gò Vấp), Flowerstore, Sài Gòn hoa (74/2/1D, Đường 36, Tổ 4, Khu phố 8, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức), Công ty cổ phần Lộc Xanh (50 Linh Đông, phường Linh Đông,Q Thủ Đức), Công ty TNHH TMDV cây cảnh Nhà Xanh (672/12 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12), Shop Cây Xanh Ngọc Lan (76 Đường 7, Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức), Công ty CP Cảnh Quan Xanh (118 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1), Cửa hàng cây cảnh Minh Tân (Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi)

Giá của Cây Lan Chi

Trên thị trường có nhiều nơi bán Lan Chi và mỗi nơi giá thành khác nhau. Giá dao động từ 20 – 30 nghìn đồng/ cây cảnh. Với cây lớn hơn, lá đẹp sẽ có giá vào khoảng 80 – 100 nghìn đồng/ cây

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!