Cây Lược Vàng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách nhận biết và chăm sóc

Cây Lược Vàng
5/5 - (2 bình chọn)

Lược Vàng được biết đến như “thần dược” – một loại dược liệu quen thuộc. Không chỉ vậy, loài cây này còn được ứng dụng làm cây cảnh văn phòng với nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Vậy Lược Vàng là loại cây gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cây Lược VàngCây Lược Vàng là cây gì?

Lược Vàng thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), tên khoa học là Callisia fragrans.
Ngoài ra, Lược Vàng còn có một số tên gọi khác là: Lan rũ, (địa) lan vòi, trái lá phất dũ, cây bạch tuộc, giả khóm.

Đặc điểm nhận biết Cây Lược Vàng

  • Lược Vàng thuộc loại thân thảo, chiều cao từ 50cm trở lên và mọc thẳng. Tuy nhiên, một số cây mọc lan ra bên ngoài mặt đất.
  • Thân màu tím, các cành lược vàng thường có nhánh và chia thành nhiều đốt. Mỗi đốt cách nhau chừng 3 cm, nhưng cũng có khi đến 10 cm.
  • Lá cây có màu xanh mướt, hình ngọn giáo và thường mọc so le nhau. Mặt trên của lá sẽ xanh đậm hơn so với mặt dưới. Lá khá nhẵn và thường không có lông hay răng cưa. Các gân lá thường mọc song song với nhau.
  • Hoa thường có màu trắng và dạng dây; mọc thành cụm, gồm 6 đến 12 hoa với dáng nhỏ. Chiều dài của cuống hoa từ 1,5 – 3mm. Tùy từng vùng khí hậu mà hoa nở vào đầu mùa xuân đến mùa thu. Tuy nhiên hoa nhanh tàn và mọc khá lẻ tẻ.
  • Tràng hoa lược vàng có đến bốn thùy, hình trứng. Nhị hoa có 6 và dài 1,5mm, phần dưới nhị hoa bị dính với các cánh, bao phấn có hình đậu và thường bị dính vào hai phần bên trung đới

Vị trí đặt Cây Lược Vàng đẹp và hợp phong thủy

Đa số các loại cây cảnh đặt ở hướng Nam hoặc là Đông Nam – nơi hướng về mặt trời và cũng thu hút được vượng khí
Lược Vàng ưa vị trí râm mát, ánh sáng yếu hay dưới bóng cây lớn. Có thể đặt cây nơi khung cửa sổ, ban công, sân vườn.

Cây Lược VàngCây Lược Vàng – Lợi ích và Ý nghĩa phong thủy

Lợi ích khi trồng Cây Lược Vàng

Theo một số kinh nghiệm dân gian, lược vàng có nhiều công dụng chữa bệnh; như các chứng bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hay thoái hóa đốt sống cổ, viêm gan, táo bón, chảy máu dạ dày, tiểu đường, thấp khớp, chấn thương trầy xước, viêm họng, viêm mũi, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư, đau lưng, bỏng, say rượu….
Loài cây này với sắc xanh, đặt trong văn phòng làm việc hay không gian sống đều mang lại cảm giác tươi mới, đầy sức sống và năng lượng

Ý nghĩa phong thủy

Lược vàng không chỉ là loại cây cảnh đẹp, giá trị cao và nổi tiếng nhờ công dụng chữa bệnh hiệu quả; mà nếu đặt cây trong nhà và chăm sóc hiệu quả thì cây mang yếu tố phong thủy tốt. Lược Vàng giúp mang lại may mắn, tiền tài, sung túc trong cuộc sống. Cây còn mang ý nghĩa về sức khỏe. Vì nếu trồng lược vàng sẽ giúp gia đình dồi dào sức khỏe.

Cây Lược Vàng hợp mệnh gì?

Lược Vàng có màu xanh mướt mắt, vậy nên phù hợp với người thuộc mệnh Thủy.

Cây Lược Vàng hợp tuổi gì?

Vậy, đối với người thuộc mệnh Thủy sẽ hợp với Lược Vàng, ví dụ như: Bính Tý (1936, 1996), Quý Tỵ (1953, 2013), Nhâm Tuất (1982, 1922), Đinh Sửu (1937, 1997), Bính Ngọ (1966, 2026), Quý Hợi (1983, 1923), Giáp thân (1944, 2004), Đinh Mùi (1967, 2027), Ất Dậu (1945, 2005), Giáp Dần (1974, 2034), Nhâm Thìn (1952, 2012), Ất Mão (1975, 2035)

Cách trồng và chăm sóc Cây Lược Vàng

1. Ánh sáng

Lược Vàng là cây khá ưa ánh sáng; nhưng không chịu được ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Nơi môi trường có ánh sáng tự nhiên là phù hợp với cây nhất. Khi trồng cây trong nhà hay làm cây mini để bàn; nên thường xuyên mang cây tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

2. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho Lược Vàng từ 20 – 250C. Tuy nhiên với mùa Đông, cây chịu được nhiệt độ ở mức không dưới 12 độ C.

3. Đất trồng

Lược Vàng sinh trưởng và phát triển rất tốt nếu đất trồng giàu dinh dưỡng, với khả năng thoát nước tốt; cùng độ ẩm không khí từ 45 – 60%.

4. Nước tưới

Lược Vàng khá ưa đất ẩm, nên ngày nào cũng nên tưới đẫm nước cho cây ít nhất 1 lần/ngày. Khoảng từ 5 đến 6 giờ chiều là thời điểm tốt nhất. Tuy nhiên lưu ý không được để cây bị ngập úng. Mùa Đông nên giảm lượng tưới nước xuống chỉ khoảng 2 đến 3 lần/ tuần.

5. Sâu bệnh gây hại

Lược Vàng rất ít sâu bệnh tấn công. Bạn lưu ý chăm sóc tốt cho cây theo những tiêu chí trên thì cây sẽ luôn xanh tốt.

Cây Lược VàngMua Cây Lược Vàng ở đâu đẹp và rẻ nhất

Dưới đây là những chợ, vườn cây cảnh lâu đời, nổi tiếng nhất Việt Nam – nơi bạn có thể tìm mua được những Cây Lược Vàng đẹp nhất

  • Làng nghề cây cảnh vị khê, Điền Xá, Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phụng Công tỉnh Hưng Yên

  • Làng nghề cây cảnh Hải Lý tỉnh Nam Định

  • Làng nghề cây cảnh Phù Liễn (Hồng Phong – Nam Sách – Hải Dương)

  • Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây (Hòa Điền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)

  • Một số địa điểm mua cây cảnh uy tín tại Hà Nội

Mini Green shop (Tây Sơn, Ngã Tư Sở), Cổ phần Sinh vật cảnh Viên Lâm (Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội), Công ty TNHH Sinh vật cảnh Vườn Xanh (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm), Công ty TNHH Đầu tư và Dịch Vụ Đức Thắng (Phố Trần Quang Diệu, Đống Đa), Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và môi trường ViNaTrees (Yên Hòa, Cầu Giấy), Công ty cây xanh Đức Lộc (KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy),…

  • Những địa chỉ bán cây cảnh uy tín nhất TP.HCM

Vườn Cây Mini (479/38 Phan Văn Trị, P5 Gò Vấp), Flowerstore, Sài Gòn hoa (74/2/1D, Đường 36, Tổ 4, Khu phố 8, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức), Shop Cây Xanh Ngọc Lan (76 Đường 7, Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức), Công ty TNHH TMDV cây cảnh Nhà Xanh (672/12 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12), Công ty CP Cảnh Quan Xanh (118 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1), Công ty cổ phần Lộc Xanh (50 Linh Đông, phường Linh Đông,Q Thủ Đức), Cửa hàng cây cảnh Minh Tân (Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi)

Giá của Cây Lược Vàng

Giá tiền một chậu Lược Vàng dao động 20.000VNĐ – 50.000 VNĐ với loại cây nhỏ để bàn. Với nhiều cây có kích thước lớn hơn, giá có thể vào khoảng 100.000 VNĐ/cây

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!