Gỗ Gạo Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go-gao
5/5 - (1 bình chọn)

Cây gạo chẳng còn xa lạ với người dân Việt Nam, nhất là những ai sống ở vùng Bắc Bộ. Hình ảnh hoa gạo nở “đỏ rực một góc trời” từ lâu đã là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Đâu chỉ có vậy, gỗ từ cây gạo còn có nhiều ứng dụng khác, kể cả trong thiết kế nội thất. Vậy Gỗ Gạo là gỗ gì? Trong bài viết dưới đây cùng nhau tìm hiểu về loài cây “chân quê” này nhé!

go-gao

Gỗ Gạo là gỗ gì?

Cây gạo có tên khoa học là Bombax malabaricum D.C (danh pháp hai phần: Bombax ceiba), Loài cây này còn có tên gọi khác là: mộc miên, hồng miên; người Tây Nguyên gọi là cây Pơ-lang.
Phân họ hiện tại: Bombacoideae
Trong một số hệ thống phân loại cũ, người ta đưa loài cậy này vào họ Gạo (Bombacaceae).

Tìm hiểu về Gỗ Gạo

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Gạo để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Gạo Có Tốt Không?” “Gạo có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Gạo

– Đây là loài cây mọc ở vùng nhiệt đới
– Thân cây cao và thẳng tắp, cành tỏa bóng rất rộng. Trên thân có khá nhiều gai nhỏ để ngăn cản sự tấn công của động vật. Cây thường rụng lá vào mùa đông.
– Các bông hoa màu đỏ với 5 cánh hoa. Cây gạo nở vào cuối đông, kể cả trong những ngày rét mướt nhất ở miền Bắc. Mùa hoa bắt đầu nhưng cũng rất nhanh tàn. Thật vậy, chỉ khoảng cuối tháng 3 âm lịch, khi thời tiết trở nên ấm dần lên, cùng là lúc hoa gạo rụng.
– Quả của cây gạo không quá to, mà nó nhỏ và bên trong chứa các sợi tơ trắng giống như sợi bông.

Sự phân bố của Gỗ Gạo

Loài cây này có nguồn gốc ở Ấn Độ; nhưng hiện nay chúng được trồng rộng rãi ở các nước như: Malaysia, miền nam Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam. Cây gạo có nhiều tại Hà Nội: Phú Xuyên, Mỹ Đức (Chùa Hương), Long Biên… và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Gạo thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Gạo được xếp vào Gỗ NHÓM VIII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng của gỗ rất kém, khả năng bị mối mọt vô cùng cao và không bền; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Bồ đề, Bồ kết, Bo, Bồ Hòn,Bông bạc, Bung bí, Bộp, Cóc…

Ưu điểm của Gỗ Gạo

– Giá thành gỗ rất phải chăng; với gia đình có mức thu nhập tầm trung thì mức giá vô cùng phù hợp.
– Gỗ dễ gia công và thiết kế.

Nhược điểm

– Gạo là loài cây thuộc nhóm 8 – Nhóm gỗ nhẹ. Chính vì thế, chúng có nhiều yếu điểm khi dùng thiết kế nội thất. Ví dụ như là: gỗ mềm và không bền, sức chịu đựng kém; thường dễ bị cong vênh; cùng với đó là khả năng bị mối mọt vô cùng cao

Ứng dụng

Trước hết, loài cây này có khá nhiều ứng dụng trong y tế. Ví dụ như hoa gạo giúp chữa viêm ruột, lỵ; chữa đau dạ dày. Hoa gạo còn được dùng trong một số loại trà thuốc ở Trung Hoa.

Các sợi bông từ hạt của nó cũng được dùng để nhồi vào gối hay nệm; và cũng là làm lớp cách nhiệt lót áo lạnh. Tuy nhiên, bông cây gạo không dài sợi, vậy nên không thể kéo sợi và dệt như bông vải được.

Gạo tuy là loài cây thân gỗ; nhưng người ta không chuộng dùng gỗ từ cây gạo để thiết kế nhà cửa hay đóng bàn ghế; bởi gỗ khá mềm và xốp; mặc dù bề ngoài thì thân cây có vẻ có chất lượng rất tốt cho mục đích khai thác gỗ.

Ý nghĩa phong thủy của cây gạo

Trong dân gian Việt Nam, cây gạo là loài cây gắn liền với đời sống tâm linh. Người xưa từng có câu “thần cây đa, ma cây gạo”. Có lẽ là do loài cây thường mọc nơi vắng vẻ, mà lại nở vào thời điểm lạnh lẽo nhất trong năm. Vậy nên, nó khiến cho không gian xung quanh vào buổi chiều tối khá âm u.

Cây gạo là như một hình ảnh đẹp và vô cùng đáng nhớ; mỗi khi nhắc đến làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Không chỉ ở đồng bằng không thôi, tại các tỉnh miền núi xa xôi cũng có cây gạo. Cây gạo đã gắn bó khăng khít với con người ta từ khi sinh ra đến lúc trở về với đất mẹ.

Chính vì vậy, trong ký ức của người con Việt Nam, hình ảnh về cây gạo đầu làng nở đỏ rực một góc trời luôn là một phần linh hồn đáng tự hào mỗi khi nhớ về mảnh đất quê cha đất tổ.

Giá của Gỗ Gạo

Gỗ Gạo giá bao nhiêu? Gỗ Gạo có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Nhìn chung, giá thành của Gỗ Gạo thường ổn định mức trung bình trong thị trường, không hề “đắt đó”. Bạn hãy tham khảo mức giá sau, mức phổ biến cho các loại gỗ thuộc nhóm VIII: khoảng 1.300.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn và chừng 1.600.000 VNĐ/m3 đối với loại gỗ hộp.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!