Gỗ Sấu Tía là gì? Sấu Tía có chất lượng hay không? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Loài cây này phân bố ở đâu? Chắc chắn đây là những câu hỏi thường được nhiều người đặt ra khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Bởi vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin về gỗ từ cây Sấu Tía cho mọi người.
Gỗ Sấu Tía là gỗ gì?
Sấu Tía có tên khoa học là Sandorium indicum Cav. Cây thuộc Họ: Xoan Meliaceae; bộ Cam Rutales
Tìm hiểu về Gỗ Sấu Tía
Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Sấu Tía để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Sấu Tía Có Tốt Không?” “Sấu Tía có ưu điểm là gì?”
Đặc điểm nhận biết cây Sấu Tía
– Đây là cây rụng lá, chiều cao từ 20 – 30m; đường kính thân khoảng 30 – 80cm.
– Tán cây dày, màu xanh thẫm, gốc có bạnh lớn.
– Vỏ cây màu xám nâu, thịt màu đỏ. Cành non phủ lông mềm. Lá kép có 3 lá nhỏ, dài khoảng 30 – 40cm, cuống chung dài chừng 20 – 25cm. Lá nhỏ hình trứng rộng hoặc hình mác; gốc tù hay tròn, đỉnh hơi nhọn.
– Cụm hoa chùm, cánh đài hợp có lông. Hoa thường ra vào tháng 2
– Quả hạch hình cầu, có lông, đường kính chừng 5 – 6cm, màu vàng đậm. Quả thường có từ tháng 5.
– Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh; đặc biệt tái sinh hạt và tái sinh chồi đều tốt.
Sự phân bố của Gỗ Sấu Tía
Cây Sấu tía ở Việt Nam thường phân bố ở các tỉnh phía Nam: từ Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Nam, Bình Định trở vào. Ở vùng Đông và Tây Nam Bộ đều có sấu tía mọc tự nhiên hoặc là được gây trồng làm cây ăn quả hay cây bóng mát.
Trên Thế giới, Sấu tía có nguồn gốc từ các nước Đông Dương và phía Tây Malaysia. Tại một số nước vùng Nam và Đông Nam Á cũng gặp loài cây này như: Sri Lanka, Ấn Độ, Myanmar, Philippin, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Hiện nay, cây sấu tía đã được du nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác.
Sấu Tía thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Sấu Tía được xếp vào Gỗ NHÓM VI – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt tấn công, cong vênh, dễ chế biến; được xếp cùng các loại gỗ như: Cáng lò, Bạch đàn liễu, Bạch đàn chanh, Bứa lá thuôn, Bạch đàn trắng, Chẹo tía, Bạch đàn đỏ, Chiêu liêu,….
Đặc tính của cây Sấu Tía
Do loài cây này nằm trong nhóm VI trong bảng phân loại gỗ Việt Nam; nên chúng có một số đặc tính như sau:
– Gỗ dễ bị cong vênh hay co rút trong quá trình gia công sản xuất.
– Lõi gỗ màu nâu hồng tương đối đẹp, dác màu xám hồng, nặng trung bình. (Tỷ trọng 0,55. Hệ số co rút 0,24 – 0,32)
– Sấu Tía dễ bị mối mọt tấn công. Tuy vậy, gỗ dễ chế biến; giúp thiết kế nhiều sản phẩm đồ gỗ khác nhau
Ứng dụng
Gỗ được sử dụng để chế tạo nội thất hay đồ mộc gia dụng khác nhau. Trong đó, phải kể đến như: tủ, sàn gỗ, sofa, cánh cửa, giường, bàn ghế, kệ chén, … Những đồ nội thất này hẳn là sẽ mang đến cho căn nhà bạn không gian sang trọng và đẳng cấp. Cây sấu tía cho loại gỗ tốt; thường dùng làm gỗ lạng, ván thùng, hay gỗ xây dựng, bút chì, guốc…
Hiện nay, ở nhiều nơi, loại cây này được sử dụng để trồng làm cây bóng mát. Với tán lá có hình dáng và màu sắc đẹp, Sấu tía đã được trồng ở nhiều đô thị của các nước Đông Nam Á; đặc biệt ở dự án cây công trình cảnh quan, khu biệt thự, khu đô thị, các khu dân cư…
Giá của Gỗ Sấu Tía
Gỗ Sấu Tía giá bao nhiêu? Gỗ Sấu Tía có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Hiện nay, trên thị trường, giá thành của Sấu Tía cũng không quá đắt đỏ. Bạn có thể tham khảo mức giá khác nhau; bởi tùy theo tuổi đời và nguồn gốc thì giá thành cũng thay đổi theo. Trung bình với các loại gỗ nhóm VI này sẽ có mức giá như sau: tầm 1.800.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và tầm 2.000.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.