Gỗ Thừng Mực Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go thung muc
4.9/5 - (13 bình chọn)

Gỗ Thừng Mực có chất lượng hay không? Thừng Mực thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của gỗ trong đời sống thế nào? Đây chắc chắn là những thắc mắc thường gặp phải của nhiều người mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Chính vì vậy, ngay bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất tần tật những thông tin hữu ích về gỗ từ cây Thừng Mực cho mọi người.

go thung muc
Gỗ Thừng Mực là gỗ gì?

Thừng Mực có tên khoa học là Wrightia annamensis (danh pháp khoa học là Holarrhena pubescens). Thừng mực là cách gọi ở miền Bắc; ở miền Nam, loài cây này được gọi là lồng mức. Cây thuộc họ La bố ma (Apocynaceae).

Tìm hiểu về Gỗ Thừng Mực

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Thừng Mực để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Thừng Mực Có Tốt Không?” “Thừng Mực có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Thừng Mực

– Cây thừng mực có chiều cao vào khoảng 12 m, đường kính thân khoảng 20 cm
– Nhánh cây màu trắng nhạt, các cành non và mặt dưới lá có lông; và mủ sữa trắng trong tất cả những bộ phận của cây
– Vỏ thô màu nâu nhạt, thường nứt tróc theo chiều dọc; có dạng những mảnh nhỏ, vỏ cây còn non thì gần như láng.
– Lá đơn, mọc đối, phiến xoan thuôn dài. Lá có màu xanh lá cây đậm ở mặt trên, còn mặt dưới màu nhạt; đáy tù đỉnh nhọn, cuống ngắn 4-6 mm.
– Hoa màu trắng kem, rất thơm, hoa lưỡng phái. Đài hoa có răng nhọn, thẳng. Vành hoa, thùy vành hoa, nằm chồng lên nhau về bên phải; có đặc điểm thuôn dài, hình ống, bao phủ bởi ít lông
– Quả manh nang, có cặp đôi nối nhau ở đầu sau đó rời ra, hình ống; và mảnh dài, thường rải rác những đốm trắng.
– Hạt hẹp hình chữ nhật, dài chừng 15 mm, màu nâu

Sự phân bố của Gỗ Thừng Mực

Cây Thừng mực có nguồn gốc từ đông Châu Phi nhiệt đới; Á Châu nhiệt đới từ Ấn Độ đến Việt Nam, bao gồm các nước như: Bangladesh, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Campuchia,Nepal, Thái Lan, Việt Nam.

Thừng mực thường hiện diện trong rừng thường xanh khô với lá khô rụng sớm; ở trong những thảo nguyên bụi cây hay đồng cỏ hoặc nơi có đá, gần suối, lên đến độ cao là 1500 m.

Thừng Mực thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Thừng Mực được xếp vào Gỗ NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống lại mối mọt thấp, dễ bị cong vênh; được xếp cùng các loại gỗ khác như: Hồng rừng, Chân chim, Gáo vàng, Cao su, Côm tầng, Cám, Choai, Lành ngạnh hôi, Lọng bàng,….

Đặc tính của Thừng Mực

Vì loài cây này nằm trong nhóm gỗ thứ VII ở bảng phân loại gỗ Việt Nam; vậy nên chúng mang một số đặc tính như sau:
– Gỗ dễ cong vênh, co rút trong quá trình sản xuất và sử dụng.
– Gỗ có độ cứng và nặng trung bình; các sợi gỗ có nhiều vách ngăn ngang, độ dài trung bình
– Thừng Mực dễ bị mối mọt tấn công, và có sức chịu đựng kém. Nhưng dù vậy, gỗ có ưu điểm là dễ chế biến; nhờ vậy giúp thiết kế thành vô số sản phẩm đồ gỗ khác nhau.

Ứng dụng

Gỗ từ Thừng Mực được dùng làm đồ mộc; làm bản khắc, làm tranh điêu khắc. Có thể kể đến một số đồ dùng nội thất thông dụng như: tủ, sofa, kệ chén, cánh cửa, bàn ghế, giường, sàn gỗ, … Sở hữu những món đồ nội thất này, chắc hẳn là không gian căn nhà bạn sẽ gần gũi và sang trọng hơn. Gỗ còn có thể làm nẹp chỉ trang trí đồ gỗ gia dụng. Cây được sử dụng làm phôi ghép cây bonsai, cụ thể như là cây mai chiếu thủy do cùng phân họ thực vật.

Ngoài ra, Thừng Mực còn có thể được dùng làm thuốc trị rắn, côn trùng cắn; hay làm trụ trồng tiêu với ưu điểm là khó gãy đổ, rong tỉa cành đơn giản, và vỏ nhám tiêu đeo bám dễ, ít bị sâu bệnh

Giá của Gỗ Thừng Mực

Gỗ Thừng Mực giá bao nhiêu? Gỗ Thừng Mực có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ; nên cầu về nguyên liệu này ngày càng nhiều. Chính vì lý do này, giá thành của gỗ trên thị trường cũng trở nên đắt đỏ hơn. Thừng Mực có thể có các mức giá khác nhau; tùy thuộc vào tuổi đời hay nguồn gốc. Nhưng nhìn chung, mức giá của Thừng Mực khá “mềm”. Trung bình với các loại gỗ nhóm VII này sẽ có tầm giá như sau: khoảng 1.500.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và tầm 2.300.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!