Cây Cẩm Liên là loài cây gỗ quen thuộc của nước ta. Loại gỗ này có tác dụng như: cây bóng mát, nguyên liệu làm thuốc và dùng để thiết kế nội thất rất được ưa chuộng. Hãy cùng tìm hiểu Gỗ Cẩm Liên thuộc nhóm nào? Cẩm Liên có tốt không? Ứng dụng và Giá cả như thế nào? ngay dưới đây nhé!
Gỗ Cẩm Liên là gỗ gì?
Cây Cẩm Liên có tên khoa học là Shorea siamensis; Shorea bracteata Pierre; Pentacme siamensis Kurz; Pentacme malayana King. Loài cây này thuộc họ Dipterocarpaceae (Dầu bộ Cẩm quỳ).
Cây cẩm liên có một số tên gọi khác như cà chắc xanh, cây rang (Gia Rai).
Tìm hiểu Gỗ Cẩm Liên
Dưới đây, hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu Cẩm Liên về đặc điểm, đặc tính, công dụng và cách nhận biết; từ đó, sẽ giúp bạn trả lời đúng nhất câu hỏi: “Cẩm Liên Có Tốt Không?”
Đặc điểm nhận biết Gỗ Cẩm Liên
– Cẩm liên là giống cây rụng lá (thường rụng lá vào cuối tháng 2 – 3). Thân cây thẳng tròn. Chiều cao từ 10 đến 30m; đường kính thân cây từ 80cm.
– Lõi gỗ có màu đỏ nâu, giác gỗ màu đỏ nhạt; thớ thô, mặt gồ khổng mịn bằng gỗ cẩm lai.
– Tán cây hình cầu, vỏ cây màu đen, thịt cây có màu đỏ. Lá cây Cẩm Liên dạng đơn nguyên, mọc cách nhau; hình dạng trái xoan hoặc hình trứng thuôn, mũi tù hay hình dạng nhọn ở đỉnh.
– Gốc cây Cẩm liên thường ở dạng hình tim; dài khoảng 11 – 22cm, rộng khoảng 7 – 16cm; càng lên trên thì sáng và nhẵn hơn.
– Cẩm liên thường ra quả vào tháng 4 – 5, hình trứng nhọn dài 1,6cm; mọc trên quả có 5 cánh dài (gồm có 2 cánh nhỏ)
Sự phân bố của cây Cẩm Liên
Cẩm Liên mọc chủ yếu trong các rừng thưa rừng khộp; có thể mọc thuần loại hoặc mọc lẫn. Cây có khả năng chịu hạn phân bố trên cát đất nông, khô và nhiều đá nổi.
Cẩm liên sinh trưởng tự nhiên ở Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và cả Việt Nam. Ở Việt Nam, cây Cẩm Liên phân bố tập chung ở các tỉnh phía Nam; nhất là ở Gia Lai, Đắc Lắc, Kontum, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Tây Ninh…
Gỗ Cẩm Liên gồm bao nhiêu loại?
Khi tìm hiểu về Cẩm Liên, ta có thể phân loại chúng dựa trên đặc trưng mỗi loại như sau:
- Cẩm nghệ: gỗ có màu vàng nghệ.
- Cẩm chỉ: gỗ có vân nhỏ nét như sợi chỉ chạy vằn vèo khắp mặt gỗ
- Cẩm sừng: đây là loại gỗ có màu xám và hình dạng giống sừng.
- Cẩm tía: loại gỗ này có màu tím đặc trưng.
- Cẩm thối: loại gỗ có mùi thối đặc trưng của bùn.
Cẩm Liên thuộc nhóm nào?
Gỗ Cẩm Liên thuộc Gỗ Nhóm 1 tại Việt Nam – Nhóm gỗ quý hiếm, vân gỗ đẹp, giá trị kinh tế cao. Và cũng chính điều này sẽ giải thích vì sao: những đồ nội thất bằng Cẩm Liên luôn luôn có giá thành rất cao, tương đối đắt.
Cẩm Liên có tốt không?
Tìm hiểu về Cẩm Liên có tốt không tức là trả lời câu hỏi liên quan đến ưu điểm của nó. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của loại gỗ này:
- Gỗ cứng và chắc nên khả năng chịu lực tốt, khó bị hư hỏng khi bị va đập mạnh .
- Cẩm Liên không bị cong vênh hay mối mọt. Qua đó, hạn chế được sứt mẻ khi sử dụng.
- Mật độ gỗ khít, thớ gỗ mịn và bóng. Bởi vậy, Cẩm Liên khi đánh bóng gỗ thì sẽ rất đẹp, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, loại gỗ này có thể sản xuất ra những mẫu thiết kế nội thất đẹp, đa dạng.
Nhược điểm của Gỗ Cẩm Liên
Có thể nói rằng, loại gỗ này đến mức báo động và ngày trở nên khan hiếm, đặc biệt do việc khai thác trái phép. Chính vì lý do đó, loại gỗ này có giá thành sản phẩm khá cao trên thị trường.
Các sản phẩm từ Cẩm Liên có thể dễ bị nhầm lẫn và làm giả. Bởi vậy, nếu bạn không phải người am hiểu thì rất dễ bị các chủ cửa hàng nội thất lừa đảo hoặc đánh tráo.
Ứng dụng của Gỗ Cẩm Liên
Trong thiết kế nội thất, Cẩm Liên luôn luôn “có giá” vì nó là một trong những dòng gỗ tự nhiên quý hiếm của nước ta.
Cẩm Liên cứng nặng, thớ mịn, dễ làm dễ đánh bóng nhưng hay biến dạng. Chính vì những tính năng vượt trội về cả chất lượng và thẩm mỹ, loại gỗ này thường dùng để đóng đồ dùng cao cấp, đồ mỹ nghệ, gỗ có giá trị xuất khẩu cao. Có thể kể đến như: bàn ghế, giường, tủ, đồ nội thất trang trí và đồ tiện khảm.
Những thiết kế nội thất làm từ loại gỗ này vô cùng phong phú, đa dạng. Bạn có thể tìm kiếm phong cách cổ điển hay những mẫu hiện đại với đường nét tinh tế.
Cẩm Liên chinh phục hầu hết các khách hàng khó tính nhất bằng cách “trang hoàng” ngôi nhà của họ với màu sắc vừa tự nhiên mà tạo cảm giác sang trọng.
Giá của Gỗ Cẩm Liên
Tìm hiểu Cẩm Liên đặc biệt là giá trị mà nó mang lại, chắc chắn rằng giá của chúng trên thị trường gỗ Việt Nam sẽ ở mức cao. Dĩ nhiên, gỗ có kích thước càng lớn, tuổi thọ càng cao thì giá thành ngày càng lớn. Tuy nhiên, theo một số khảo sát, mức giá chung của Cẩm Liên có đường kính 30cm có giá từ 60-90 triệu đồng/m3 (có sự tương đồng với giá của gỗ Cẩm Lai).
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.