Gỗ Thông Nhựa Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

go thong nhua
5/5 - (12 bình chọn)

Họ Thông chắc hẳn không còn gì xa lạ với mọi người. Họ cây này mang đến nhiều giá trị và ứng dụng tới cuộc sống hàng ngày; đặc biệt là ngành thiết kế đồ nội thất; trong đó có cây Thông Nhựa. Vậy Gỗ Thông Nhựa là gỗ gì? Loại cây này có đắt không? Thông Nhựa có những ưu điểm gì? hay loại gỗ này thuộc nhóm mấy?. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

go thong nhua

Gỗ Thông Nhựa là gỗ gì?

Thông nhựa có tên gọi khác là thông ta, thông hai lá hay thông Tenasserim. Loài cây này có tên khoa học là Pinusmerkusii J et Viers (danh pháp hai phần: Pinus latteri). Cây thuộc họ Pinaceae; và lớp cao hơn là: Chi Thông

Tìm hiểu về Gỗ Thông Nhựa

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Thông Nhựa để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Thông Nhựa Có Tốt Không?” “Thông Nhựa có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Thông Nhựa

– Đây là cây gỗ lớn, với chiều cao từ 25–45 m,

– Vỏ cây màu xám nâu ở dưới, còn đỏ cam ở trên. Vỏ thường nứt dọc sâu ở sát gốc, tuy nhiên phần trên của thân cây thì khá nhẵn và dễ bong ra.

– Đường kính thân cây tới 1,5 m. Bên trong thân có chứa nhiều nhựa, nhựa thơm hắc.

– Tán cây hình trứng, phân cành thấp. Lá cây hình kim, thường có hai lá mọc cụm trên một đấu cành nhắn. Chiều dài lá tầm 20–25 cm, dày trên 1 mm, mang màu xanh đậm.

– Nón đơn tính cùng gốc, nón cái chín trong khoảng hai năm. Nón thường hình trứng cân đối, và kích thước thường là: chiều cao từ 4–5 cm, chiều rộng là 3–4 cm; còn khi khép và 6–8 cm; nhưng khi mở, cuống nón thẳng và dài 1,5 cm.

– Lá bắc kém phát triển. Còn lá noãn thường hóa gỗ khi chín. Mặt vảy mang hình thoi, có hai gờ ngang dọc nổi rõ.

– Hạt dài chừng 7–8 mm, có cánh 20–25 mm. Phát tán hạt nhờ gió.

– Thông nhựa có thể chịu được nóng, đất khô cằn, và khí hậu gần biển.

Sự phân bố của Gỗ Thông Nhựa

Thông Nhựa là bản địa của khu vực Đông Nam Á, miền bắc Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam; các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam của Trung Quốc.

Tại Việt Nam, thông nhựa phân bố tập trung ở các tỉnh miền Trung; và một số ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Ví dụ như: Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lâm Đồng (Đà Lạt). 

Loài thông này sinh sống trên khu vực có độ cao vừa phải; chủ yếu trong tầm 400-1.000 m.

Thông Nhựa thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Thông Nhựa được xếp vào Gỗ NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình; sử dụng phổ biến trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ nội thất; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như là: Bản xe, Chùm bao, Chò lông, Bời lời giấy, Ca bu, Chò xanh, Chôm chôm, Chò xót, …

Ưu điểm của Gỗ Thông Nhựa

Thông Nhựa là loại gỗ được lựa chọn rất nhiều bởi vì:
– Gỗ có tỷ trọng 0,77, vòng tăng trưởng hẹp, mặt mịn, vân rõ.
– Cây chống mối mọt tương đối tốt, có hoa văn và màu sắc khá đẹp.
– Thông nhựa là loại gỗ có mùi thơm nhẹ, tự nhiên dễ chịu.

Ứng dụng

Nhờ vào những ưu điểm kể trên mà Thông Nhựa trở nên được ưa dùng sử dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ; có thể lấy gỗ phục vụ xây dựng, đóng đồ dùng gia dụng, bao bì, ván phủ bề mặt trong toa xe.

Tuy nhiên các loại thông chủ yếu trồng để lấy nhựa. Nhựa thông được tinh chế để thu được tinh dầu thông; với phần còn lại là colophan được điều chế để làm xà phòng và sử dụng làm keo trong sản xuất giấy (keo nhựa thông); đặc biệt là một số ứng dụng trong công nghiệp điện, làm chất đốt…

Thông nhựa có hình dáng đẹp, mùi nhựa tỏa ra thơm; nhờ vậy được trồng làm cây phong cảnh cho các khu nghỉ dưỡng, hay danh lam thắng cảnh. Thêm vào đó ở rễ có nấm cộng sinh nên có tác dụng cải tạo đất.

Giá của Gỗ Thông Nhựa

Gỗ Thông Nhựa giá bao nhiêu? Gỗ Thông Nhựa có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Thực tế thì để giải đáp vấn đề Thông Nhựa giá bao nhiêu, cần xem xét nhiều yếu tố hay phương diện khác nhau như: tuổi đời cây; thớ gỗ đạt chuẩn hay không…Nhờ vào đó, ta mới có thể xác định giá chính xác nhất về gỗ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức giá như sau: chừng 2.000.000 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m và 3.000.000 đối với gỗ xẻ các quy cách dài >3m

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Tác giả: Blog Gỗ Quý

Goquy.net - Nơi các bạn có thể xem nhiều nhất kiến thức về các loại Gỗ, cây cảnh, cây hoa.... mà tạo hóa đã mang đến cho chúng ta!